BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM - IB(Infectious Bronchitis disease-IB)

Ngày đăng: 27/10/2021


1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH:
- IB là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Coronavirus gây viêm đường hô hấp. Bệnh mắc ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở giai đoạn từ 3-6 tuần tuổi, đối với gà đẻ khi mắc bệnh gây hiện tượng giảm đẻ, ngừng đẻ.
 
2. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY:
Tính chất bệnh IB lây lan nhanh thông qua hai con đường:
- Lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe.
- Lây gián tiếp thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống và các thiết bị chăn nuôi khác.
 
3. TRIỆU CHỨNG:
Bệnh lây lan nhanh, tất cả gà sẽ xuất hiện triệu chứng đặc trưng trong vòng 36-48 giờ.
*Ở gà con:
- Sốt cao, uống nhiều nước, ủ rũ, kém ăn.
- Ho, hắt hơi, thở khò khè, chảy nước mũi và dịch tiết của mắt có bọt.
- Gà bị tiêu chảy nặng.
- Gà mắc bệnh nằm túm tụm lại chỗ nguồn nhiệt.
- Tỷ lệ chết có thể lên đến 60% đặc biệt trường hợp gà bị kế phát bệnh CRD, chứng suy giảm miễn dịch, điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, bụi hoặc mật độ đàn quá đông…  
*Ở gà lớn:
- Biểu hiện ho, hắt hơi, thở khò khè, há mỏ để thở.
- Chảy nước mũi, nước mắt.
- Viêm thận, tiêu chảy phân có nhiều nước.
- Gà đẻ biểu hiện tỷ lệ đẻ giảm 10-60%. Đặc biệt có đàn giảm tới 80% do mắc các bệnh kế phát.
- Trứng vỏ mỏng, mềm, đẻ non và hình dạng méo mó, sần sùi.
- Lòng trắng loãng kém độ nhớt, lòng đỏ trôi tự do không có sự gắn kết.
 
4. BỆNH TÍCH
*Thể IB bình thường
- Khí quản viêm xuất huyết, có dịch nhầy hoặc mủ trong khí quản.
- Túi khí viêm, dày đục, có casein màu vàng.
- Phổi bị viêm, phù nề.
*IB thể thận
Thận sưng to, lồi lên, màu nhợt nhạt, nổi rõ các mao quản.
- Viêm thận kẽ, ống dẫn niệu có kén màu trắng, trong chứa đầy cặn urat.
- Xác gà bệnh gầy, khô do mất nước.
*IB ở gà đẻ
- Mào, tích đỏ hơn bình thường.
- Ống dẫn trứng bị giảm kích thước, ngoài ra còn bị phù và xơ hóa sau đó teo đi.
- Buồng trứng bị viêm thoái hóa, có màu vàng đỏ tươi.

                                 
                         
5. CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh.
Tuy nhiên
đ
ể khẳng định chính xác nguyên nhân gây bệnh người chăn nuôi nên lấy mẫu của vật nghi mắc (vì cơ quan đầu tiên của IBV là khí quản nên thường lấy mẫu bệnh phẩm là khí quản. Ngoài ra tùy thuộc vào bệnh sử  có thể lấy dịch ngoái ổ khớp và hạch trực tràng, lấy phủ tạng như phổi, ống dẫn trứng). Sau đó gửi về đơn vị Chẩn đoán - xét nghiệm và chăm sóc sau bán hàng của công ty Fivevet để xét nghiệm, phát hiện sự có mặt của virus IB bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả nhanh, chính xác.
6. PHÒNG BỆNH
Thực hiện biện pháp an toàn sinh học:
+ Sử dụng vắc-xin phòng bệnh theo đúng giai đoạn: Nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng, cho uống hoặc phun sương bằng vắc xin Five-IB lúc gà 3 ngày tuổi (Nhắc lại sau 14 ngày) hoặc vắc-xin Five-ND.IB theo quy trình dưới đây:
        
 
*Đối với gà đẻ trứng giống, trứng thương phẩm cứ sau 3-4 tuần dùng nhắc lại vắc-xin Five-ND.IB để phòng bệnh Newcatsle, viêm phế quản truyền nhiễm và nâng cao tỷ lệ đẻ.
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.
+ Sử dụng các dung dịch sát trùng Five-Iodine, Five-B.K.G hoặc Five-BGF mỗi tuần 1-2 lần.
+ Định kỳ sử dụng một trong các loại kháng sinh như: Five-Gentatylo, Five-DHTHado-SHA, Five-Anti.CCRD phòng viêm đường hô hấp làm giảm sức đề kháng và các bệnh khác.
+ Thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng, thường xuyên bổ sung một số loại vitamin, men tiêu hóa, chất điện giải, giải độc gan như: Five-MasolTW5-MutivitFive-EnzymHado-LacEnzymChống nóng-giải độcFive-Bogama, Hado-MebitolB.Comlex KC…nhằm nâng cao sức đề kháng, kích thích sinh trưởng phát triển cho gà. Liệu trình 2-3 ngày liên tục, tháng 2 lần.
 
       
                       

7. TRỊ BỆNH
Bệnh do virus gây ra, không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, khi bệnh xảy ra có thể thực hiện các giải pháp sau để giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi.
* Bước 1:
- Sử dụng các dung dịch sát trùng như: Five-Iodine, Five-B.K.G hoặc Five-BGF  phun 1 lần/ngày để ngăn ngừa sự phát tán của mầm bệnh ra môi trường, làm giảm mức độ lây nhiễm bệnh.


                                                                                         

*Bước 2:
- Sử dụng vắc-xin Five-IB hoặc Five-ND.IB cho uống với liều gấp đôi.


                                                                                             

* Bước 3:
Sử dụng các chất bổ trợ nhằm hạ sốt, hỗ trợ hô hấp, long đờm làm giãn phế quản:
  • Hạ sốt dùng Five-Cảm cúm hoặc Hado-Paradol 10g/6-7 lít nước.
  • Hỗ trợ hô hấp, long đờm, giãn phế quản dùng Five-Long đờm hoặc Hado-Bromhecxin oral 10g/15-20kgP/ngày.
* Bước 4:
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh điều trị sau: Five-DHT, Five-Tylosin 98%Hado-SHA, TW5-Doxy.500 điều trị kế phát các bệnh viêm đường hô hấp do Salmonella, Mycoplasma,…

Bước 5:
Sử dụng các sản phẩm như: Five-EnzymHado-LacEnzym, Five-Men sống hoặc Hado-Men sống trộn vào thức ăn kích thích quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn, giúp gà nhanh hồi phục.
 
 Phòng NCPT - Công ty CP thuốc thú y Trung ương 5
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN