Chẩn đoán lâm sàng tại thực địa thông qua các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh. Tuy nhiên, để phát hiện nhanh và chính xác nguyên nhân gây bệnh người chăn nuôi nên lấy mẫu của vật nghi mắc (Gan, lách, thận) gửi về đơn vị Chẩn đoán-Xét nghiệm và chăm sóc sau bán hàng của công ty Cổ phần Thuốc Thú Y Trung Ương 5 để xét nghiệm, phát hiện sự có mặt của virus bằng phương phát PCR. Mẫu được lấy vào thời kỳ đầu của ổ dịch, mẫu lấy ngay sau khi con vật ốm, chết, hoặc mổ khám, lấy từ 3-5 con. Mẫu được bảo quản trong túi nilong hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 2-8 độ C. Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm.
Thực tế hiện nay chăn nuôi đang đứng trước rất nhiều thách thức về dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch như: bệnh tai xanh - PRRS, từ đó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các bệnh kế phát là rất cao, làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được các triệu chứng, bệnh tích của các bệnh kế phát đó? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bà con chăn nuôi về các đặc điểm triệu chứng của một số bệnh thường ghép với tai xanh - PRRS.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của bệnh tai xanh - PRRS là 1 bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm, mức độ lây lan nhanh. Đặc biệt sau khi virus xâm nhập vào cơ thể lợn, đến cơ quan hô hấp, chúng sẽ tiêu diệt các đại thực bào làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu trầm trọng, từ đó dễ mắc các bệnh bội nhiễm:
+ Bệnh do vi khuẩn như: Mycoplasma hyopneumoniae (bệnh viêm phổi địa phương), Actinobacillus pleuropneumoniae (bệnh viêm phổi - màng phổi), Pasteurella multocida (bệnh tụ huyết trùng), Streptococcus (bệnh liên cầu khuẩn), Haemophilus parasuis (bệnh Glasser), Bordetella bronchiseptica (bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm), E.coli (tiêu chảy)…
+ Bệnh do virus: dịch tả, cúm, Circo virus… tạo nên một hội chứng được gọi là Hội chứng hô hấp phức hợp viết tắt là PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex).
T
riệu chứng điển hình của bệnh tai xanh
Một số hình ảnh biểu hiện bệnh ghép với tai xanh - PRRS
Bệnh suyễn lợn. Bệnh tích suyễn lợn
Bệnh liên cầu khuẩn Bệnh tích liên cầu khuẩn
Bệnh viêm đa xoang (Glasser) Bệnh tích viêm đa xoang (Glasser)
Bệnh viêm phổi – màng phổi (APP) Bệnh tích viêm phổi – màng phổi (APP)
Bệnh tụ huyết trùng Bệnh tích tụ huyết trùng
Để chẩn đoán chính xác bệnh tai xanh người chăn nuôi nên lấy mẫu bệnh phẩm (phổi, hạch lâm ba, máu của lợn đang sốt) gửi về đơn vị Chẩn đoán xét nghiệm và chăm sóc sau bán hàng của Công ty Cổ phần Thuốc Thú Y Trung Ương 5 để phân tích sự có mặt của virus PRRS bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả nhanh, chính xác. Tất cả mẫu bệnh phẩm sau khi lấy phải được bao gói cẩn thận không làm lây lan bệnh, bảo quản ở 2 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm sớm nhất có thể (trong vòng 24h) (kèm theo phiếu bệnh phẩm).
Bệnh tai xanh - PRRS khi xảy ra tỷ lệ chết cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ bội nhiễm các bệnh kể trên. Những trang trại áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học, cùng vào, cùng ra, thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ thì tỷ lệ chết do tai xanh rất thấp. Ngược lại, với các trang trại không đáp ứng được thì tỷ lệ chết rất cao và có thể chết 100%. Trường hợp có vượt qua được bệnh thì cũng khiến lợn giảm tăng trọng, tăng FCR và giảm hiệu quả chăn nuôi.
Do đó, Việc sử dụng vắc xin Five - PRRS gold phòng bênh là rất cần thiết và phải đặt lên hàng đầu. Thực hiện tốt khâu chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện điều kiện vệ sinh khu vực chăn nuôi sẽ loại bỏ được nguy cơ mất an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhiễm, bùng phát từ đó làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Trên đây là bài viết tổng hợp về các bệnh thường kế phát PRRS và 1 số hình ảnh. Chi tiết về từng bệnh sẽ được chúng tôi phân tích rõ hơn vào những bài viết sau.
R&D, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương 5