BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH HO CŨI CHÓ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Ngày đăng: 21/12/2024

Bệnh ho cũi chó (tên tiếng Anh: Kennel Cough) còn gọi là "bệnh đường hô hấp truyền nhiễm ở chó" (CIRD), "bệnh hô hấp truyền nhiễm phức hợp ở chó" (CIRDC) hay " viêm khí quản phế quản truyền nhiễm ở chó" (CIT) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở chó, đặc biệt tại các môi trường đông đúc như trại chó, trung tâm huấn luyện, cơ sở lưu trú hoặc các khu vực chó thường xuyên tụ tập. Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp trên, gây ra những cơn ho dai dẳng và khó chịu cho thú cưng.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu đầy đủ về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho chú chó của bạn!

1.    Nguyên nhân gây bệnh ho cũi chó
Bệnh ho cũi chó thường xuất hiện do sự kết hợp giữa nhiều tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi rút và vi khuẩn. Một số tác nhân chính được ghi nhận là:
-      Vi rút Parainfluenza: Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp trên ở chó, làm suy yếu lớp niêm mạc bảo vệ và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
-      Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica: Là tác nhân chính gây bệnh ho cũi chó. Loại vi khuẩn này lây lan qua các giọt bắn, dịch tiết từ mũi, miệng của chó nhiễm bệnh.
-      Ngoài ra nguyên nhân còn đến từ  Adenovirus nhưng không phổ biến.
Các yếu tố môi trường:
-      Môi trường sống ẩm thấp, chật hẹp, không vệ sinh.
-      Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc chó bị phơi nhiễm lạnh trong thời gian dài.
-      Chó bị căng thẳng, mệt mỏi do di chuyển hoặc thay đổi môi trường sống.
Các tác nhân này thường dễ dàng lây lan khi chó tiếp xúc gần gũi hoặc dùng chung đồ vật như bát ăn, dây dắt, giường ngủ với chó mắc bệnh.
2.    Triệu chứng của bệnh ho cũi chó
Chó mắc bệnh ho cũi thường biểu hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào sức đề kháng và mức độ nhiễm bệnh:
-      Ho khan: Đây là triệu chứng điển hình nhất. Chó thường ho dữ dội, đặc biệt sau khi vận động, uống nước hoặc kích động.
-      Hắt hơi và chảy dịch mũi: Dịch tiết có thể trong suốt hoặc chuyển sang màu vàng/xanh nếu có nhiễm trùng.
-      Khó thở và thở khò khè: Điều này xuất hiện khi đường hô hấp bị kích thích hoặc tắc nghẽn.
-      Bỏ ăn, mệt mỏi: Một số chó vẫn hoạt động bình thường, nhưng những chú chó có hệ miễn dịch yếu có thể trở nên uể oải, không muốn ăn uống.
-      Sốt nhẹ hoặc sốt cao: Trong trường hợp bệnh nặng, chó có thể bị sốt, kèm theo dấu hiệu mất nước.

3.    Biến chứng nguy hiểm của bệnh ho cũi chó
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ho cũi chó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng (đặc biệt là trên cún con, cún già hoặc có hệ miễn dịch kém) như:
-      Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến khi vi khuẩn lan xuống phổi, gây viêm và suy giảm chức năng hô hấp.
-      Suy hô hấp: Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chó nếu không được cấp cứu kịp thời.
-      Suy giảm miễn dịch lâu dài: Chó bị bệnh có thể trở nên yếu ớt, dễ mắc các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
4.    Chẩn đoán và điều trị bệnh ho cũi chó
Khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ thú y có thể sử dụng các phương pháp như:
-      Kiểm tra triệu chứng lâm sàng.
-      Xét nghiệm dịch mũi, dịch hầu họng để xác định tác nhân gây bệnh.
-      Chụp X-quang phổi nếu nghi ngờ biến chứng viêm phổi.
Phương pháp điều trị:
v Chăm sóc tại nhà:
-      Cách ly chó khỏi các con vật khác để tránh lây lan.
-      Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng và hạn chế các tác nhân gây kích thích như khói bụi, thuốc lá.
-      Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung nước và các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
v Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định bác sĩ):
-      Thuốc kháng sinh: Để kiểm soát nhiễm trùng do vi khuẩn Bordetella. Sử dụng 1 số loại thuốc như: Five-Azicin for pet, Five-Azimax for pet, Five-Lincopectin,…
-      Thuốc giảm ho: Giảm tình trạng ho dai dẳng, giúp chó thoải mái hơn.
-      Thuốc kháng viêm và thuốc bổ trợ miễn dịch. Bổ sung các sản phẩm thuốc bổ trợ như: Five-Butasal oral, Five-Multivit plus, Five-Acemin B12, Five-ATP,… để giúp chó phục hồi nhanh hơn.

5.    Phòng ngừa bệnh ho cũi chó
Để bảo vệ chó khỏi nguy cơ mắc bệnh ho cũi, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
-      Tiêm phòng đầy đủ: Đưa chó đi tiêm phòng các bệnh đường hô hấp định kỳ, đặc biệt là vắc xin phòng vi rút Parainfluenza và vi khuẩn Bordetella bronchiseptica.
-      Vệ sinh nơi ở: Thường xuyên dọn dẹp, sát trùng khu vực sống của chó, đặc biệt là nơi chó ngủ và ăn uống với Five-Perkon 3S for pet.
-      Đảm bảo không gian sống thông thoáng, tránh ẩm ướt và ô nhiễm.
-      Hạn chế tiếp xúc với chó lạ: Kiểm soát việc đưa chó đến những nơi đông đúc hoặc có nguy cơ cao như trại chó, công viên nếu chưa tiêm phòng đầy đủ.
-      Tăng cường dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn cân bằng, giàu dưỡng chất giúp chó phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
-      Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa chó đi khám định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề sức khỏe.
6.    Khi nào cần đưa chó đến bác sĩ thú y?
Nếu chó của bạn ho kéo dài hơn 5-7 ngày, có dấu hiệu khó thở, bỏ ăn hoặc sốt cao, hãy đưa ngay đến bác sĩ thú y. Việc can thiệp sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và cải thiện tình trạng sức khỏe của chó.
Kết Luận
Bệnh ho cũi chó tuy phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Là người nuôi thú cưng, bạn hãy luôn quan tâm và theo dõi sát sao sức khỏe của chú chó mình, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách đầy đủ.
Fivevet tự hào đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thú cưng. Theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về thú y và các sản phẩm hỗ trợ tốt nhất cho bé cưng của bạn!
Xem thêm:
Bệnh Parvo ở chó
Cách phòng và điều trị bệnh Lepto trên chó
Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở thú cưng
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN