Hiện nay, trong chăn nuôi nói chung thì stress nhiệt là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến, thường xuyên. Stress nhiệt có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất cứ mô hình chăn nuôi nào nếu chúng ta không có các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục hoặc loại bỏ yếu tố này. Stress nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi như: Tăng tỷ lệ nhiễm bệnh (đặc biệt bệnh đường hô hấp), tăng chỉ số FCR, chậm lớn và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Với nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với bà con tác động của stress nhiệt trong chăn nuôi.
1. Khái nghiệm stress nhiệt:
Stress nhiệt là trạng thái nhiệt độ môi trường có sự chênh lệch lớn với vùng nhiệt độ trung hòa của cơ thể vật nuôi, tạo ra sự xáo trộn, mất cân bằng về các chỉ số sinh lý trong cơ thể. Vùng nhiệt độ trung hòa là vùng nhiệt độ môi trường ở ngưỡng tốt nhất để giúp cơ thể vật nuôi có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất tối đa mà không chịu tác động bởi các yếu tố gây stress nhiệt. Với mỗi loại vật nuôi khác nhau, ở độ tuổi, giống, lượng thức ăn thu nhận, thành phần thức ăn, sức sản xuất, điều kiện chuồng nuôi khác nhau sẽ có vùng nhiệt độ trung hòa khác nhau. Stress nhiệt xảy ra khi các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió quá cao hoặc quá thấp, kiểu chuồng đều là nguyên nhân chính dẫn đến stress nhiệt. Ngoài ra, phải kể đến các yếu tố từ vật nuôi như: Tuổi, giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng là các nhân tố tạo ra stress nhiệt.
Bò chết do nắng nóng (Nguồn: Sưu tầm)
2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến các đối tượng vật nuôi:
Tác động stress nhiệt làm cho vật nuôi sốc, choáng, lờ đờ, mệt mỏi thân nhiệt tăng (bò, lợn, nhiệt độ > 40℃ gây toát mồ hôi, tăng tần số hô hấp, nhịp tim, uống nhiều nước, sốc nhiệt và có thể chết. Với lợn khi bị stress nhiệt, lợn sẽ toả nhiệt bằng cách tăng nhịp thở (nhịp thở có thể tăng từ 20 lần/phút lên 120 lần/phút), tăng sự tiếp xúc với các bề mặt có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể như nằm ép bụng xuống sàn chuồng hay đằm tắm trong nước, thậm chí trong phân và nước tiểu do chúng thải ra.
Một số thông số khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng đối tượng lợn ở các giai đoạn như:
a. Chuồng sau cai sữa
Loại lợn |
Thông số điều kiện tiểu khí hậu |
Nhiệt độ (0C) |
Tốc độ gió (m/s) |
Ẩm độ (%) |
Ánh sáng (Lux) |
Thời gian chiếu sáng (giờ) |
Lợn con cai sữa – 15kg |
24 - 26 |
0.3 – 0.4 |
70 - 75 |
200 |
10 – 12h |
Lợn con cai sữa từ 16 – 30kg |
21 - 24 |
0.5 - 1 |
70 - 75 |
200 |
10 – 12h |
b. Chuồng choai thịt
Loại lợn |
Thông số điều kiện tiểu khí hậu |
Nhiệt độ (0C) |
Tốc độ gió (m/s) |
Ẩm độ (%) |
Ánh sáng (Lux) |
Thời gian chiếu sáng (giờ) |
Lợn từ 31kg – xuất bán |
15 - 21 |
1.0 – 1.5 |
70 - 75 |
200 |
8 – 10h |
c. Chuồng nái mang thai/phối giống
Loại lợn |
Thông số điều kiện tiểu khí hậu |
Nhiệt độ (0C) |
Tốc độ gió (m/s) |
Ẩm độ (%) |
Ánh sáng (Lux) |
Thời gian chiếu sáng (giờ) |
Lợn hậu bị 90 → phối giống |
15 - 21 |
1.5 |
70 – 80 |
200 |
12 – 18h |
Nái chửa kỳ I (từ 1 – 84 ngày) |
15 – 20 |
1.5 – 2.0 |
70 – 80 |
200 |
8 – 10h |
Nái chửa kỳ I (từ 85 – 114 ngày |
15 – 20 |
1.5 – 2.0 |
70 – 80 |
200 |
8 – 10h |
Nái chờ phối sau cai sữa |
15 - 21 |
1.5 – 2.0 |
70 – 80 |
200 |
16– 18h |
Đực giống |
15 - 21 |
1.5 – 2.0 |
70 – 80 |
200 |
10– 12h |
d. Chuồng nái đẻ/nuôi con
Loại lợn |
Thông số điều kiện tiểu khí hậu |
Nhiệt độ (0C) |
Tốc độ gió (m/s) |
Ẩm độ (%) |
Ánh sáng (Lux) |
Thời gian chiếu sáng (giờ) |
Lợn nái bầu |
15 - 20 |
1.5 |
70 - 75 |
200 |
8 – 10h |
Nái đẻ nuôi con |
15 – 20 |
1.5 – 2.0 |
70 - 75 |
200 |
10 – 12h |
Lợn con theo mẹ trong 48h |
32 - 34 |
Làm lồng úm riêng |
70 - 75 |
200 |
10 – 12h |
Lợn con theo mẹ |
28 - 30 |
Làm lồng úm riêng |
70 - 75 |
200 |
10 – 12h |
Ghi chú: Sử dụng bóng sưởi để điều chỉnh nhiệt độ trong lồng úm lợn con.
Ngoài ra, khi bị stress nhiệt vật nuôi sẽ tìm cách giảm sản sinh nhiệt trong cơ thể bằng cách giảm lượng thức ăn ăn vào.
Stress nhiệt có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản: Gây sảy thai, chết lưu, chậm động dục, phối giống khó thụ thai. Với lợn nái, sự phát triển của phôi bị đe doạ chết phôi, chết lưu khi nhiệt độ môi trường trên ngưỡng 32℃ kéo dài liên tục giai đoạn đầu của thai kỳ. Theo một nghiên cứu của Bang Texas (Mỹ), khi nhiệt độ không khí 37 - 43℃, tỉ lệ lợn con chết (trước khi cai sữa) có thể đến 30%. Với lợn đực, stress nhiệt ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng (giảm hoạt lực đến 50 - 60%, kéo dài 2 - 6 tuần), giảm khả năng thụ thai và số lợn con sinh ra/ lứa.
Đối với gà, khi nhiệt độ tăng cao các hoạt động của cơ thể bắt đầu thay đổi, xã cánh, để giữ cho cơ thể không tổn thất nhiệt độ, giảm hoạt động, tăng lượng nước tích tụ và giảm ăn, 75% năng lượng trao đổi trong cơ thể chuyển thành nhiệt độ để đền bù tổn thất nhiệt.
Ngày tuổi |
Nhiệt độ |
Ngày tuổi |
Tốc độ gió |
Ẩm độ |
1 – 2 |
34 – 35 |
1 – 7 |
0,1 – 0,2 m/s |
Thích hợp
60 – 70% |
2 – 4 |
33 – 34 |
8 – 14 |
0,3 – 0,5 m/s |
4 – 5 |
32 – 33 |
15 – 21 |
0,6 – 0,8 m/s |
5 – 6 |
31 – 32 |
20 – 50 |
0,9 – 1,2 m/s |
6 – 7 |
30 – 31 |
> 51 ngày |
2,2 m/s |
8 – 10 |
29 – 30 |
|
|
10 – 21 |
26 – 28 |
|
|
> 35 ngày |
24 – 25 |
|
|
Thông số cơ bản trong chăn nuôi gà
Gà trưởng thành khi nhiệt độ môi trường >32℃, giảm lượng thức ăn thu nhận, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng, trọng lượng trứng, vỏ mỏng. Khi nhiệt độ môi trường ở ngưỡng 35 - 38℃, gà đang đẻ có thể ngừng đẻ, gà thịt giảm tăng trọng, ngừng sinh trưởng. Khi nhiệt độ môi trường ở ngưỡng >39℃, nhiệt thu vào vượt quá nhiệt thải ra. Đây là ngưỡng nhiệt độ có thể gây chết gà do bị sốc nhiệt nếu không có biện pháp chống stress nhiệt một cách hiệu quả.
Stress nhiệt gây ảnh hưởng cho sức khoẻ vật nuôi, như: Giảm sức sinh trưởng, giảm mức ăn được (có thể đến 20%), giảm năng suất sữa, giảm khả năng cho thịt và kéo dài thời gian đạt khối lượng xuất chuồng. Trong trao đổi chất, stress nhiệt làm cho vật bị thất thoát những chất khoáng như; K, Na, P, Mg, Zn…
Đối với bò sữa, stress nhiệt làm giảm năng suất sữa, giảm tỉ lệ thụ thai, nang trứng giảm kích cỡ và sự phát triển, dễ chết phôi, giảm kích thước và sự phát triển bào thai. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, bò giảm những hoạt động cơ thể để hạn chế quá trình sản sinh nhiệt: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn ít, uống nhiều nước, giảm nhai lại làm cho sản lượng và chất lượng sữa bị giảm. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy bò có biểu hiện giảm những hoạt động tính dục như không nhảy chồm lên bò khác hoặc ít kêu rống, di chuyển, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Theo Đoàn Đức Vũ, sau khi gặp phải stress nhiệt, nếu dùng biện pháp kỹ thuật để giảm một đơn vị THI (chỉ số nhiệt - ẩm) thì tăng được 0,11kg sữa/ngày. Trong điều kiện bò có sức khỏe bình thường, nếu nhiệt độ trực tràng tăng 1℃ so với bình thường thì bò giảm 1kg sữa/ngày. Theo Johnson H.D (1985), thành phần của sữa (béo, đạm và các chất rắn khác) đều giảm trong điều kiện nhiệt độ cao. Không chỉ làm giảm lượng sữa, stress nhiệt còn làm giảm khả năng sinh sản của bò. Theo Cartmill (2001), chỉ số THI từ 72 trở lên thì tỷ lệ thụ thai giảm. Khi thân nhiệt khoảng 40℃ do nhiệt độ môi trường lên khoảng 32,2℃ trong 72 giờ sau khi gieo tinh thì tỷ lệ đậu thai sẽ bằng 0%.
Nhiệt độ |
Tốc độ gió |
Ẩm độ |
10 – 20℃ |
5 – 7 km/h |
55–65% |
Thông số cơ bản trong chăn nuôi bò sữa
3. Giải pháp:
Giải pháp để khống chế và giảm tác động của stress nhiệt trong chăn nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp nâng cao năng suất thịt, sữa, sinh sản, giảm các bệnh về đường hô hấp, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Giải pháp đầu tiên, cung cấp đầy đủ nước theo nhu cầu cho vật nuôi. Yêu cầu chất lượng nước phải bảo đảm sạch, mát ( nhiệt độ môi trường 30oC nhiệt độ nước 18-22oC kích thích vật nuôi uống tốt hơn) khi thời tiết có biến động về nhiệt để giúp cơ thể vật nuôi tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất. Đối với bò khi nhiệt độ môi trường lên cao, thì 50kg thể trọng nhu cầu cần 8 lít nước. Khi nhiệt độ môi trường >33℃, bò có thể uống nước nhiều gấp đôi so với khi nhiệt độ môi trường ở 20℃.
Giải pháp thứ hai, nếu stress nhiệt xảy ra sẽ làm cho vật nuôi rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện giải gây đột quỵ, vì vậy vào thời điểm nắng nóng kéo dài cần sử dụng một trong các sản phẩm như: Beta-Glucan, Five-Para.C, Hado-Điện giải B.complex Atiso, Five-Điện giải-C.Sủi, Five-Vit KC Lyte, Five-Mix Lyte, Five-Lyte Oral, Five-Gluco.KC Oral… bổ sung giúp vật nuôi cân bằng chất điện giải, nhiệt, chống mất nước, nâng cao sức đề kháng, chống stress nhiệt hiệu quả. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Five-Lyte Oral Five-Gluco.KC Oral
Hado-Điện giải B.Comlex Five-Para.C Beta-Glucan.C Five-Vit Lyte.KC
Giải pháp thứ ba, khi stress nhiệt xảy ra, vật nuôi giảm ăn hoặc ngừng ăn dẫn đến giảm tăng trọng, giải pháp tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng, axit amin, men tiêu hóa nhằm bổ sung phần thiếu hụt do lượng thức ăn ăn vào giảm mạnh. Sử dụng một trong các sản phẩm sau: Five-Masol, Cốm B.Comlex.KC, TW5-Multivit, Five-Canxi.ADE, Five-Enzym…
Five-Enzym Five-Masol Cốm B.Comlex-K&C Five-Mix
Giải pháp thứ tư, tạo độ thông thoáng cho chuồng nuôi. Chọn nơi thoáng mát, cao ráo để xây dựng chuồng trại. Tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng. Trang bị các hệ thống dàn làm mát, quạt, hệ thống phun sương, phun mưa trên mái. Chủ động giám sát theo dõi nền nhiệt trong chuồng tránh hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá cao trong chuồng tại các thời điểm trong ngày (ngày, đêm). Nếu lợn được nuôi trong chuồng kín, khi nào nhiệt độ không khí trên 30℃, cần có quạt thông gió và phun sương, mỗi lợn nái cần 18m3 không khí lưu thông/phút; theo kinh nghiệm, cứ phun sương 1 phút, ngừng 14 phút để cho hơi nước và sức nóng bốc hơi hết khỏi cơ thể lợn. Với lợn, có thể tạo những hố tắm, bể tắm cho lợn. Bò sữa, bò thịt nuôi nhốt cần tắm chải thường xuyên sẽ hạn chế được nguyên nhân gây stress nhiệt và giúp vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Một số biện pháp làm mát chuồng nuôi (hệ thống phun sương, giàn mát)
Trên đây là những tác động của stress nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, năng suất chăn nuôi nói chung và của từng đối tượng vật nuôi nói riêng. Qua đây, có thể thấy tác động của stress nhiệt đối với vật nuôi là rất lớn. Do đó phải cần có các giải pháp tối ưu để hạn chế, khắc phục stress nhiệt một cách có hiệu quả.
Nguồn: Ths. Phạm Đức Vũ