BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

MAREK – SÁT THỦ THẦM LẶNG CỦA TRẠI GÀ VÀ CÁCH XỬ LÝ

Ngày đăng: 18/05/2018


I, CĂN BỆNH:
Marek là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia cầm do nhóm virus Herpes tuýp B gây ra. Bệnh Marek được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1907 bởi ông Jozsef Marek người Hungari.
II, LOÀI MẮC:
Gà được coi là loài mắc bệnh chủ yếu, thường xảy ra ở đàn gà đẻ hoặc gà giống chủ yếu ở độ tuổi 8-24 tuần tuổi. Chim cút, gà tây và gà lôi, chim trĩ cũng có thể mắc bệnh.
III, TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CỦA BỆNH:
Khi bị nhiễm virus, gà có thời gian nung bệnh dài từ 28 ngày đến 2 tháng. Gà mắc bệnh Marek tỷ lệ chết cao, có đàn lên tới 60-70% gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gà.
Tính chất nguy hiểm của bệnh Marek còn bởi sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, virus này tồn tại rất lâu trong tế bào nang lông và từ đây truyền mầm bệnh sang các gà khác.
Do tỷ lệ chết cao, tính lây lan nhanh và chưa có thuốc đặc trị nên việc nhận biết căn bệnh và các biện pháp xử lý là vô cùng quan trọng.
III, BIỂU HIỆN BỆNH:
Thể cấp tính:
Xảy ra chủ yếu ở gà con 4 – 8 tuần tuổi, ít có triệu chứng điển hình, chết đột ngột, tỷ lệ chết từ 20 – 60%. Gà bệnh kém ăn, gầy còm, bại liệt chỉ thấy ở cuối ổ dịch. Gà chết mà chưa có triệu chứng thần kinh cục bộ.
Thể mãn tính: Chủ yếu xảy ra ở gà từ 8 - 24 tuần tuổi.
Triệu chứng đặc trưng:
- Gà liệt chân, một chân duỗi về phía trước, một chân duỗi về phía sau. Cánh sã một bên hoặc cả hai bên, đầu và cổ hạ thấp xuống. Gà thường chết do bị đói hoặc khát do không thể đi lại ăn uống.

 
Gà bị bại liệt ở thể u thần kinh
 
- Ban đầu gà bị viêm mắt nhẹ, mẫn cảm với ánh sáng. Dần dần bị viêm mống mắt, mủ trắng đóng đầy khóe mắt, khả năng nhìn kém, không mổ trúng thức ăn. Mống mắt của một hoặc 2 bên mắt có màu xám, con ngươi không bình thường hoặc bị lệch tâm khiến cho gà mù một phần hoặc mù hoàn toàn.
 
         
 
Thể mắt ở gà bệnh Marek
(Mắt thường: Bên trái; Mắt bệnh: Bên phải)

- Trên da xuất hiện nhiều u nhỏ, hình tròn làm cho da sần sùi, lỗ chân lông dày lên từng cục.
 

 
Khối u tăng sinh ở da
 
Bệnh tích đại thể sau mổ khám:
- Có nhiều khối u ở gan, lách, thận, phổi, tim, tuyến sinh dục.

Gan tăng sinh và nhiều khối u


Lách hình thành khối u
 
- Dây thần kinh ngoại biên bị tăng sinh.

Sưng dây thần kinh đùi
 
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán phân biệt:
* Phân biệt bệnh Marek và Leucosis ở gia cầm

Trong thực tế, bệnh marek thường dễ nhầm lẫn với bệnh leucosis bởi có sự tương đồng do các khối u tăng sinh ở các tổ chức bệnh như gan, lách, thận…Sau đây là một số chỉ tiêu phân biệt cơ bản giúp người chăn nuôi xác định được 2 bệnh nguy hiểm trên và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

 
TT Chỉ tiêu phân biệt Bệnh Marek Bệnh Leucosis
1 Mầm bệnh Herpesvirus Retrovirus
2 Đích tấn công Lympho T Các tế bào tạo máu khác nhau
3 Tuổi gà xuất hiện triệu chứng 4 tuần 16 tuần
4 Liệt Không
BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ
5 Khối u ở gan, lách, thận
U ở cơ quan sinh dục, phổi, tim Ít gặp
Mống mắt Mống mắt chuyển màu xám, dãn đồng tử mắt, có thể bị mù Không
Dây thần kinh Sưng to, điển hình dây thần kinh đùi Ít gặp
U ở da U xuất hiện ở da làm cho da sần sùi, lỗ chân lông dày lên từng cục Ít gặp
U ở túi Fabricius Túi fabricius teo và không hình thành khối u Có nhiều u nhỏ

Ngoài ra còn một số bệnh dễ nhẫm lẫn như u tủy, ung thư buồn trứng, chứng tăng hồng cầu, thiếu Vitamin B2, lao, bệnh Histomoniasis (đầu đen), bệnh xám mắt do di truyền, Newcastle, viêm não tủy truyền nhiễm, viêm khớp.
b. Chẩn đoán lâm sàng
Một đàn gà được chẩn đoán mắc MD khi có các đặc điểm sau:
- Dây thần kinh ngoại biên bị tăng sinh kiểu lympho.
- Quan sát thấy ở đàn gà dưới 16 tuần tuổi có các u lympho ở nội tặng như gan, tim, cơ quan sinh dục, da, cơ, dạ dày tuyến.
- Mống mắt bị biến màu, con ngươi bị biến dạng.
c. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Nếu chỉ dựa vào cá đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng, bệnh tích thì không thể khẳng định MD, cần phải tiến hành các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Người chăn nuôi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi về đơn vị Chẩn đoán-Xét nghiệm và chăm sóc sau bán hàng của công ty Fivevet để xét nghiệm, phát hiện sự có mặt của virus MD bằng phương phát PCR cho kết quả nhanh, chính xác trong vòng 6-8 giờ (kể từ khi nhận được mẫu).
Để lấy mẫu bệnh phẩm đúng, nên chọn 3 con gà đến 5 con gà có triệu chứng điển hình mổ lấy các mẫu bệnh phẩm sau và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ:
- Dây thần kinh: lấy hai dây thần kinh đùi và hai dây thần kinh cánh, độ dài khoảng 2 cm.
- Gan: lấy phần gan nghi có bệnh tích với độ dày khoảng 0,5 cm.
- Lách: cắt một miếng với độ dày khoảng 0,5 cm.
- Túi Fabricius: cắt ngang túi Fabricius.
- Tuyến ức: lấy toàn bộ tuyến.
- Não: mở hộp sọ, lấy phần đại não và tiểu não.
- Mắt: cắt đứt phần da xung quanh hố mắt và các dây thần kinh.
- Bệnh phẩm da: lấy phần da có các nang lông sưng to.


IV. PHÒNG BỆNH:
- Tiêm vacxin phòng bệnh Marek bắt buộc cho gà con 1 ngày tuổi dùng để sinh sản tại cơ sở ấp trứng.
- Người chăn nuôi nên tìm hiểu và chọn mua giống từ các cơ sở uy tín, quy trình vacxin đầy đủ.
- Vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt: Tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ bằng Five-Iodine hoặc Five-B.K.G định kỳ 1-2 lần/tuần. Hằng ngày quét, thu dọn và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong chân lông.
 

 
- Tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chọi với bệnh cho gà khi ngoại cảnh thay đổi bằng Five-Vitamin CFive- B.complex K&C, Five-Masol…
- Không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn

V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ DỊCH XẢY RA:
- Cách ly đàn mắc bệnh, không được vận chuyển gà trong đàn nhiễm bệnh ra ngoài. Đối với gà chết phải tiêu hủy bằng cách thiêu ở nhiệt độ cao bởi virus Herpes sẽ chết ở nhiệt độ trên 70 ℃.
 

Thiêu hủy gà bệnh Marek
 
- Cấm nhập gà giống về nuôi trong thời gian xử lý đàn gà bệnh.
- Sau khi tiêu độc khử trùng toàn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, nên để trống chuồng khoảng 2-3 tháng trước khi nhập đàn mới.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn kế phát cho toàn đàn như: TW5-Amox600, Five-AC.15, Hado-Lincospec hoặc Five-Sultrim... Liệu trình điều trị từ 5-7 ngày liên tục.
 
+ Bổ sung men tiêu hóa Five-Enzyme, Five-Men sống, Five-Masol để kích thích và tăng cường tiêu hóa cho gà.
+ Tăng cường giải độc gan thận, bổ sung điện giải và các vitamin… để giúp gà tăng khả năng chống choi với bệnh tật.
 
P. NCPT công ty CP thuốc thú y Trung Ương 5 tổng hợp
 
 
 


 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI
Van Hiep Bui

Gà e gần đây xẫy ra hiện tượng đi khó loạng choạng và xã cánh xù lông gà yếu và bị tái mặt khi gà chết có hiện tượng tím mặt e xin bát sỉ thú y chỉ cho e cách chữa bệnh với ă e cám ơn bát sỉ nhiều ạ

Trả lời 2021-02-01 12:16:41
Đao Văn Quy

Các giống ga nào có khả năng khang lại bênh marek!

Trả lời 2019-06-19 00:13:57
Admin

Chào bạn Quy. Marek là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia cầm do nhóm virus Herpes tuýp B gây ra và hiện tại chưa có giống gà nào có khả năng kháng lại bệnh Marek. Cách tốt nhất để phòng bệnh là làm vắc xin ngay từ 1 ngày tuổi và vệ sinh chuồng trại bạn nhé.

Trả lời 2019-06-20 08:49:16

BÀI VIẾT LIÊN QUAN