BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐÀN LỢN TRƯỚC NGUY CƠ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI XÂM NHIỄM VÀO VIỆT NAM

Ngày đăng: 17/09/2018

          Hiện nay diễn biến bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có chiều hướng phức tạp, lây lan ở nhiều nước. Tại Trung Quốc, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan dần về phía Nam, tiến đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam.

          Trước tình hình cả nước đang tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam bằng nhiều cách thức khác nhau và để người dân tích cực chủ động phòng chống bệnh Dịch tả Châu Phi. Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương 5 khuyến cáo tới các trang trại và gia trại chăn nuôi một số biện pháp, quy trình vệ sinh phòng chống dịch bệnh lây nhiễm như sau:

        1. Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi-Giải pháp phòng bệnh hiệu quả và quan trọng nhất.
        Áp dụng triệt để công tác vệ sinh sát trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi. Đối với các trang trại chăn nuôi lớn áp dụng biện pháp cấm trại, công nhân chăn nuôi trước khi ra, vào trại phải thực hiện đúng các bước vệ sinh cá nhân để đảm bảo tuyệt đối an toàn dịch bệnh không lây gián tiếp từ người, phương tiện vận chuyển vào trại chăn nuôi.

        Sử dụng các loại hóa chất sát trùng như: Five-Iodine, Five-B.K.G: Tỷ lệ pha 1:500 phun toàn bộ khu vực chuồng trại chăn nuôi, phun định kỳ 5 ngày/lần. Kết hợp dùng vôi bột rắc đều lên bề mặt toàn bộ đường đi, cổng ra vào Trang trại và khu vực chuồng nuôi. Đối với vùng có nguy cơ lây nhiễm cao sử dụng chất sát trùng phun 2 ngày/lần. Vùng có dịch áp dụng biện pháp khoanh vùng và phun 1 lần/ngày, tỷ lệ pha lên 1:250.
 
2. Kiểm soát nguồn lây nhiễm bệnh từ bên ngoài và tạo vùng an toàn dịch bệnh.
- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển từ nơi khác vào khu vực chăn nuôi, khi vào trại phải áp dụng đúng các bước vệ sinh cá nhân.
- Không nhập lợn giống ở những vùng có dịch, lợn không có nguồn gốc rõ ràng và không có giấy kiểm dịch của cơ quan quản lý nhà nước.
- Không sử dụng sản phẩm, thực phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc hoặc từ vùng có dịch bệnh.
- Không chăn thả lợn ra ngoài khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh, không cho lợn rừng tiếp xúc với lợn nhà.
- Tiêu diệt triệt để ve, ghẻ, côn trùng tại vùng chăn nuôi để tránh nguồn lây bệnh.

 
 
3. Đảm bảo vệ sinh Thức ăn, nước uống cho lợn
- Kiểm soát và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh cho lợn sinh trưởng phát triển tốt. Không sử các nguồn thực phẩm, thức ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn.
- Sử dụng các loại thức ăn bổ sung để nâng sức đề kháng, đặc biệt là các loại Vitamin nhóm A, B1, B2, C… như một số sản phẩm sau: B.Comlex-KC, Five-Vitamin C, Five-Masol, Five- Mix Lyte, Five-Điện giải C.Sủi, Hado-Mixsuper…
 

                                                                     
 
4. Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và xử lý với lợn nghi mắc bệnh, bị bệnh.
* Một số dấu hiệu biểu hiện lâm sàng nhận biết lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu phi
- Lợn sốt cao (40,5-42°C).
- Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước.
- Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường.
- Một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.
- Ho, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu.
- Nái có thể sảy thai, đẻ non.
* Trường hợp lợn mắc bệnh khác và đang điều trị bệnh cần lưu ý:
- Lợn bệnh hoặc khỏe đều có nguy cơ mang virus tiềm ẩn, virus này lây lan nhanh qua đường máu. Vì vậy, khi điều trị bệnh thì không dùng chung kim tiêm cho cả đàn lợn, mỗi lợn dùng một kim tiêm riêng biệt.
* Trường hợp phát hiện lợn bị bệnh Dịch tả lợn, cần:
- Thông tin kịp thời tới thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y gần nhất.
-  Xử lý, tiêu hủy triệt để đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh nghi nhiễm bệnh.
- Cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến ra khỏi vùng dịch.
- Áp dụng biện pháp cách ly và sử dụng các chất sát trùng phun định kỳ 1 lần/ ngày

 
5. Chủ động cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh trên cả nước, các vùng lân cận khu vực chăn nuôi.
Thông tin dịch bệnh các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi có thể tra cứu để biết tình hình dịch bệnh như: Bản tin thời sự, Báo Nông Nghiệp, Báo chăn nuôi, website của Cục Thú y…hoặc hỏi thông tin trực tiếp từ Thú y cơ sở ở các xã, Trạm Thú y Huyện, Chi cục Thú y Tỉnh, thành phố.
ThS. Phạm Đức Vũ - Công ty CP thuốc thú y Trung ương 5
Hotline: 0963730555
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

Bài viết khác