BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

Biện pháp chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

Ngày đăng: 23/08/2017

Bước vào mùa mưa bão, thời tiết chuyển biến thất thường dẫn đến phát sinh bệnh dịch do môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, gây nguy hiểm cho nhiều động vật nuôi.
1.      Biện pháp thực hiện trước mùa mưa bão, lũ lụt
Chủ động cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết cùng sự đe dọa của dịch bệnh cho vật nuôi.
Về chuồng trại:
·        Đảm bảo chuồng trại vững chắc, tránh mưa tạt, dột nước, gió lùa.
·        Kiểm tra hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa to.
Chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi:
·        Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với số lượng, đặc tính và lứa tuổi của đàn vật nuôi.
·        Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất.
·        Đảm bảo đủ nguồn nước sạch cung cấp cho vật nuôi uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước, phòng khi mưa to, bão lụt gây ô nhiễm nguồn nước.
·        Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa: Five-Enzym, Five-Butasal, Five-GlucoKC namic, Cốm Bcomlex KC, Hado-Flo PC… dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.
·        Chủ động phương án thắp sáng và giữ ấm cho vật nuôi.
                                                                  ​

2. Biện pháp thực hiện trong và sau mưa bão, lũ lụt
Về chuồng trại:
Thường xuyên kiểm tra chuồng trại chăn nuôi:
-         Tu sửa, tránh để ẩm ướt, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Di dời đàn vật nuôi lên cao để tránh ngập úng.
-          Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng hoặc sưởi để giữ ấm cho vật nuôi. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.
-         Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.
Sau bão lũ, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. Định kỳ 1 – 2 lần/ tuần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.
Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt khuẩn nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định như Five-BKG, Five-Iodine..
                                     
Tiêu độc, khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng
Chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi:
-         Luôn để gia súc, gia cầm nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì gia súc, gia cầm trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh. Chú ý giữ ấm cho gia súc, gia cầm, hạn chế chăn thả trong mùa mưa lũ.
 
-         Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi như uể oải, ủ rũ, kém ăn...Với những gia súc có biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh đường hô hấp thì phải cách ly và điều trị kịp thời. Khi có gia súc, gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
 
-         Cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi.
-         Đối với lợn con và gà con ở giai đoạn úm nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng hoặc bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ: Hado-Úm gia cầm, Five-Ugavit…
 
                             
 
-         Cung cấp đủ nước uống sạch, bổ sung thêm vitamin, thuốc bổ như Five-Enzyme, B.Comlex-KC,… cho gia súc, gia cầm để bồi bổ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật cho gia súc, gia cầm.
                              
Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhất là trong mùa mưa bão cần được các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục và cần được sự quan tâm của cộng đồng dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi.
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

Bài viết khác