Hội chứng dịch bệnh lở loét trên cá (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS) là tên gọi mô tả một dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều nước châu Á, kéo dài từ năm 1972 đến nay. Hãy cùng
Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này.

1.
Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do nhiều tác nhân gây nên, đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định tác nhân cơ bản gây ra bệnh. Cụ thể các tác nhân gây bệnh được chia làm 2 nhóm chính: tác nhân sinh học và tác nhân phi sinh học.
a. Tác nhân sinh học:
- Nấm: được coi là tác nhân gây bệnh bắt buộc trong các tác nhân gây bệnh lở loét. Qua phân lập các mẫu bệnh lở loét, nấm
Aphanomyces invadans được xác định là tác nhân bắt buộc gây bệnh lở loét trên cá, cũng là yếu tố chính tấn công vào các cơ quan nội tạng làm xuất huyết, hoại tử và dẫn đến cái chết của cá khi mắc bệnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn phân lập và phát hiện nấm
Saprolegnia spp trong mẫu nội tạng cá nhiễm bệnh.
- Vi khuẩn: phần lớn các vết loét trên cá bệnh đều phát hiện các vi khuẩn gây bệnh, cũng là nguyên nhân gây chết ở cá bệnh nặng. Các loài vi khuẩn được phát hiện là
Aeromonas hydrophila và
Pseudomonas sp, trong đó, vi khuẩn
Aeromonas hydrophyla được phát hiện thường xuyên trên nhiều loài cá hơn nên được coi là tác nhân phổ biến nhất gây bệnh lở loét.
- Vi rút: được cho là nguyên nhân đầu tiên gây bệnh lở loét. Các nghiên cứu phân lập các mẫu bệnh cá phát hiện được các vi rút Rhabdovirus và Binavirus. Tuy nhiên, theo Robert và tv,1989 cho rằng Rhabdovirus chỉ xuất hiện vào giai đoạn sớm nhất của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch của cá và làm cá dễ nhiễm bệnh khác hơn, sau đó vi rút bị tiêu diệt trước khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lở loét, đây là nguyên nhân dẫn đến việc vi rút được cho là tác nhân đầu tiên gây bệnh lở loét.
- Ký sinh trùng: một số ký sinh trùng đơn bào (
Trichodina,
Chidonella,
Ichthyopthyrius,
Epistylis,
Heneguya,…), sán lá đơn chủ (
Gyrodactylus), giáp xác (
Lernaea, Argulus, Alitropus,...) có thể làm bị thương cá, tạo điều kiện cho cá dễ bị nhiễm bệnh lở loét.
b. Tác nhân phi sinh học:
Các tác nhân phi sinh học hầu hết là các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, chất lượng, mức độ dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất của cá, sự ô nhiễm từ công nghiệp, thuốc trừ sâu. Đây là các yếu tố đáng lo ngại, có tác động mạnh mẽ đến môi trường gây nên dịch bệnh EUS.
Sơ đồ nguyên nhân tổng quát của hội chứng dịch bệnh lở loét (EUS)
2. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh:
- Cá bỏ ăn, chậm ăn, bơi lội và hành động chậm chạp, thường nhô đầu lên khỏi mặt nước.
- Da cá nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu xám, có những vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, đuôi, vậy.
Cá nổi đầu và bắt đầu có vết lở loét
- Khi bệnh phát triển nặng hơn, các vết loét này bắt đầu lan rộng hơn, tạo thành vết loét lớn hơn và xuất huyết.
- Khi bệnh nặng hơn nữa, các vết loét này sâu tới xương cá, gây hoại tử cơ, đồng thời có tình trạng xuất huyết vùng hậu môn.
Các vết loét lan rộng, cá bị hoại tử cơ
- Giải phẫu cá thấy các cơ quan nội tạng hầu như không có biến đổi, tuy nhiên vẫn có một vài tình trạng đặc thù: Khoang bụng tích nước và có nhiều dịch nhờn, bóng hơi cá bị xuất huyết và teo dần, gan thận cũng có thể có tình trạng xuất huyết do nấm tấn công gây ra.
- Sau một thời gian, cá bị kiệt sức và chết, tại vị trí xuất huyết, vùng trung tâm loét có màu xám, xung quanh vết loét có màu đen.
Vết bệnh sau khi cá chết
3. Phân bố và lây truyền:
- Hội chứng dịch bệnh lở loét được công bố đầu tiên vào 3/1972 ở Úc, sau đó lan nhanh ra toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và kéo dài cho đến ngày nay.
- Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện từ những năm 1972-1973 ở An Giang, Đồng Tháp trên cá lóc, tuy nhiên sau đó không có nhiều ghi chép do chiến tranh và nhà nước chưa có sự quan tâm cho mảng thủy sản nên không có số liệu cụ thể.
- Năm 1981, dịch bệnh được phát hiện ở Nghệ An, Hà Tĩnh trên cá nuôi và cá tự nhiên. Qua điều tra từ năm 1981-1984 cho thấy dịch bệnh bắt đầu phát triển ra phía Bắc và lây lan vào phía Nam. Từ cuối năm 1983 đến năm 1984, dịch bệnh bùng phát mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, gây bệnh cho hầu hết các con sông, kênh rạch của khu vực này, tỷ lệ cá nhiễm bệnh có thể đạt tới 60-70%, dẫn đến sản lượng cá lóc giảm 20-30%, trong đó các loài dễ nhiễm bệnh nhất là cá lóc, cá trê, cá rô đồng, sặc rằn,…
- Các loài cá trắm cỏ, cá mè hoa, cá basa, cá tra, cá rô phi, cá chép,… có bị bệnh đốm đỏ nhưng lại không phân lập được nấm
Aphanomyces invadans, do đó, các loài này khó mẫn cảm với EUS. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể gặp một vài trường hợp các loài này mắc EUS, nhưng nguyên nhân chủ yếu đến từ các tác nhân phi sinh học nên các trường hợp này tương đối hiếm gặp.
4. Phòng và điều trị:
a. Phòng bệnh:
Do có quá nhiều tác nhân gây bệnh nên để phòng bệnh vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp là tốt nhất:
- Dọn dẹp sạch sẽ ao nuôi trước khi thả cá, đảm bảo ao nuôi không bị tồn dư mầm bệnh.
- Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh ở các địa chỉ bán con giống uy tín.
- Định kỳ sát trùng ao nuôi ít nhất 2 lần/tháng, đảm bảo mầm bệnh không phát triển đến mức độ có thể gây bệnh cho ao nuôi. Các sản phẩm chuyên dụng để sát trùng ao như:
Five-BKC.80,
Five-BKG Aqua,…
- Định kỳ sử dụng các loại men vi sinh
Five-Bazym,
Five-Envibac để ức chế vi sinh vật có hại, phân hủy bớt mùn bã hữu cơ, ổn định môi trường nuôi.
- Định kỳ dùng các sản phẩm phòng chống ký sinh trùng như
Five-Ivertin.100 Oral để diệt ký sinh trùng trong ao nuôi mỗi tháng 1 lần hoặc
Five-Alben.100 Oral trộn cám cho ăn để xổ giun sán trong cá mỗi 2 tuần/lần.
- Hàng tuần, định kỳ trộn các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá ăn:
Five-Vitamin C.TS,
Five-Bogama ginseng,
Five-Polybacter,…
b. Điều trị:
- Khi gặp bệnh, cần sát trùng ao nuôi bằng
Five-BKG Aqua, sau đó 2 ngày dùng tiếp
Five-Bronopol, ngày hôm sau dùng
Hado-PVP Iodine xử lý. Mục đích đển tiêu diệt mầm bệnh vi rút, vi khuẩn sau đó diệt nấm, cuối cùng để sát trùng vết thương cho cá, giúp cá mau lành vết thương.
- Sau 3 ngày dùng men vi sinh
Five-Bazym gây lại men vi sinh cho môi trường ao.
- Trường hợp môi trường ao nuôi là nguyên nhân chính gây bệnh, có thể thay 30-50% lượng nước trong ngày đầu, sau đó mỗi ngày thay 25% lượng nước trong ao liên tục 3 ngày hoặc chuyển cá sang ao có môi trường sạch sẽ hơn. Sau khi thay nước hoặc chuyển cá mới sử dụng thuốc sát trùng điều trị.
- Giảm lượng cám cho ăn, trộn kháng sinh:
Five-Doxym,
Five-Oxy Aqua hoặc
Five-Costrimfort cho cá ăn liên tục 5-7 ngày. Có thể kết hợp 2 loại kháng sinh cho ăn cùng lúc.
Xem thêm:
-
Tổng quan bệnh TiLV trên cá rô phi
-
Cách phòng và trị bệnh do trùng mỏ neo gây ra
-
Giải pháp phòng và trị bệnh gan thận mủ trên cá