Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp lần đầu tiên được báo cáo tại Hoa Kỳ vào năm 1987. Một số đợt bùng phát được báo cáo vào năm 1989-1990. Trong thập kỷ tiếp theo PRRS lây lan nhanh chóng, cả ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Đợt bùng phát đầu tiên của PRRS tại Trung Quốc được ghi nhận vào cuối năm 1995. Năm 2006 một chủng vi rút PRRS riêng biệt về mặt di truyền (PRRS độc lực cao) đã xuất hiện tại Trung Quốc và gây tỉ lệ mắc 50%-100% và tỉ lệ tử vong 20%-100% ở các đàn bị ảnh hưởng. Sau đó lan ra các quốc gia khác ở Đông Nam Á.
2. Đặc điểm của vi rút gây bệnh
Vi rút gây bệnh PRRS được phân loại là thành viên của chi Arterivirus gây ra. Vi rút có vỏ bọc và có kích thước từ 45 đến 80mm. Có thể vô hiệu hóa vi rút bằng ether và chloroform, tuy nhiên vi rút rất ổn định trong điều kiện lạnh, duy trì khả năng lây nhiễm trong 4 tháng ở -70
oC. Khi nhiệt độ tăng, khả năng gây nhiễm giảm (15-20 phút ở 56
0C). Vi rút PRRS là RNA vi rút nên có sự không đồng nhất đáng kể trong bộ gen. Vi rút nguyên mẫu ở Hoa Kỳ có liên quan nhưng khác biệt với vi rút bệnh tai xanh được phân lập đầu tiên ở châu Âu và vi rút độc lực cao phân lập ở Trung Quốc. Có sự khác biệt đáng kể về mặt di truyền và kháng nguyên giữa các phân lập ban đầu này. Sự biến đổi về mặt di truyền và kháng nguyên giữa chủng tại các quốc gia vẫn là một thách thức liên tục để kiểm soát bệnh này. Khi bị nhiễm PRRS có thể đồng thời nhiễm Circovirus type 2 (PCV2), vi rút giả dại (PRV), vi rút cúm lợn (SIV), vi rút sốt lợn cổ điển (CSFV), vi rút viêm gan E (HEV), parvovirus lợn (PPV), rotavirus lợn nhóm A (PARV) và vi rút gây tiêu chảy cấp ở lợn (PEDV). PRRSV có thể gây nhiễm trùng đồng thời/nhiễm trùng thứ phát với các vi khuẩn như
Haemophilus parasuis (HPS),
Streptococcus suis (SS) và
Actinobacillus pleuropneumoniae (APP). Hơn nữa, nhiễm trùng đồng thời của PRRSV và
Toxoplasma gondii (T. gondii) hoặc
Mycoplasma hyopneumoniae (Mhp) thường xảy ra.
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn có 2 giai đoạn lâm sàng riêng biệt, sinh sản và các bệnh về đường hô hấp, và các trang trại bị nhiễm bệnh có thể gặp phải một hoặc cả hai. Nhiều yếu tố, bao gồm di truyền lợn, các biến thể vi rút PRRS cụ thể trong đàn, tình trạng sức khỏe của đàn, độ tuổi của động vật liên quan và tình trạng mang thai, có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu lâm sàng. Giai đoạn sinh sản của bệnh bao gồm sự gia tăng số lượng lợn con chết lưu, thai chết lưu, đẻ non và lợn con sinh ra yếu. Số lợn con chết lưu có thể tăng lên tới 25%–35% và tỉ lệ sảy thai có thể >10%. Chán ăn và mất sữa là rõ ràng ở lợn nái đang cho con bú và dẫn đến tỷ lệ tử vong trước khi cai sữa tăng (30%–50%). Lợn con đang bú phát triển một kiểu hô hấp đặc trưng và kiểm tra mô bệnh học mô phổi cho thấy tình trạng viêm phổi kẽ hoại tử nghiêm trọng. Lợn con cũng có thể được sinh ra trong tình trạng nhiễm vi rút và truyền vi rút trong 112 ngày sau khi nhiễm trùng. Hiệu suất sau khi cai sữa cũng bị ảnh hưởng.
Sau khi đàn lợn bị nhiễm bệnh, sự phơi nhiễm của tất cả các thành viên trong quần thể sinh sản không đồng đều, dẫn đến sự phát triển của các phân nhóm lợn nái chưa bị nhiễm bệnh, phơi nhiễm và bị nhiễm bệnh dai dẳng.
Các nghiên cứu có kiểm soát đã chỉ ra rằng lợn bị nhiễm bệnh có thể là vật mang mầm bệnh lâu dài, với lợn trưởng thành có thể thải vi rút PRRS trong tối đa 86 ngày sau khi nhiễm bệnh và lợn cai sữa có thể chứa vi rút trong 157 ngày. Lợn đực bị nhiễm bệnh trong thí nghiệm có thể thải vi rút trong tinh dịch trong tối đa 93 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Sự lây truyền qua không khí của vi rút lên đến 9,1km đã được xác nhận. Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như hướng gió và vận tốc gió, cũng tác động đáng kể đến sự lây lan qua con đường này. Vi rút PRRS cũng có thể lây truyền qua kim tiêm, ủng, quần áo bảo hộ, xe vận chuyển và container vận chuyển bị nhiễm bẩn. Nhân viên trang trại không phải là mối nguy hiểm, trừ khi tay bị nhiễm máu từ lợn mang vi rút. Cuối cùng, sự lây truyền thông qua một số loài côn trùng như ruồi muỗi đã được báo cáo.
3. Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng lâm sàng của PRRS phụ thuộc vào chủng PRRSV và độ tuổi của lợn bị nhiễm bệnh, đặc trưng bởi tình trạng suy sinh sản hàng loạt ở lợn nái (tăng tỷ lệ sảy thai, giảm kích thước lứa đẻ, v.v.) và các rối loạn hô hấp nghiêm trọng ở lợn đang lớn (tỷ lệ tử vong cao hơn, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, v.v.). Ngoài khả năng gây bệnh của các chủng PRRSV, tình trạng đàn, các biện pháp quản lý khác nhau và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng của PRRS. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu tác động kinh tế của các đợt bùng phát PRRS. Kết quả cho thấy tổn thất kinh tế là rất lớn, mặc dù mức độ nghiêm trọng và thiệt hại tài chính do PRRSV gây ra có sự khác biệt đáng kể giữa các trường hợp. Ở cấp độ quốc gia, báo cáo rằng những người chăn nuôi lợn mất gần 561 triệu đô la mỗi năm ở Hoa Kỳ vào năm 2013 ước tính chi phí mất năng suất do PRRS lên tới 664 triệu đô la mỗi năm. Ở cấp độ trang trại riêng lẻ, Nathues và cộng sự đã trình bày một mô hình và xác định rằng tổn thất hàng năm dao động từ mức trung bình là 75.724 euro đến mức trung bình là 650.090 euro ở Thụy Sĩ. Đối với các trường hợp bùng phát, nghiên cứu ban đầu từ năm 1992 đã báo cáo rằng chi phí cho một đợt bùng phát PRRS cấp tính ở bốn đàn âm tính với PRRSV ở Illinois là 100 đô la, 170 đô la, 428 đô la và 510 đô la, với mức trung bình là 302 đô la cho mỗi con cái giống. Một nghiên cứu của Hà Lan từ năm 2012 trên bảy đàn sản xuất thương mại thông thường và hai đàn hạt nhân cho thấy tổn thất kinh tế dao động từ 59 đến 379 euro cho mỗi con nái trong giai đoạn bùng phát PRRS kéo dài 18 tuần Một nghiên cứu của Tây Ban Nha đã tính toán mức tổn thất là 200 đô la cho mỗi con nái hoặc 17.7 đô la cho mỗi con lợn giết mổ tại một trang trại từ lúc đẻ đến lúc xuất chuồng và 122 đô la cho mỗi con nái hoặc 13 đô la cho mỗi con lợn con (trọng lượng sống 12 kg) tại một trang trại giống. Cuối cùng, chi phí liên quan đến nhiễm trùng dai dẳng do PRRSV (nhiễm trùng PRRSV đặc hữu) ở 21 đàn lợn nái Đức đã được phân tích, dao động từ 46 đến 568 euro cho mỗi lợn nái và mỗi năm.
Khi có các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến PRRS, đặc biệt là trong các đợt bùng phát cấp tính. Các tổn thương vi mô đặc trưng ở phổi và một số mô khác cũng gợi ý nhưng không phải là đặc trưng bệnh lý. Bất kỳ chẩn đoán lâm sàng tạm thời nào cũng nên được xác nhận bằng cách phát hiện vi rút PRRS và phát hiện bộ gen vi rút PRRS bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là một cách nhanh chóng để kiểm soát PRRS. Huyết thanh học cung cấp bằng chứng gián tiếp về PRRS nhưng không xác định được liệu có bệnh thực sự do vi rút PRRS gây ra hay không.
4. Phát hiện vi rút PRRS
Phát hiện vi rút PRRS được thực hiện tốt nhất ở lợn bị ảnh hưởng trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng PRRS. Các mẫu thích hợp được lấy từ lợn sơ sinh yếu, không được bú sữa hoặc bị ảnh hưởng lâm sàng (giật, sốt) lợn con bú và từ lợn và lợn nái sau cai sữa bị sốt, biếng ăn. Các mô tốt nhất cho các phương pháp phát hiện vi rút bao gồm, huyết thanh, phổi, hạch bạch huyết, amidan và lách, swab dịch phế nang phổi.
Huyết thanh học có thể hữu ích trong việc xác nhận sự hiện diện (huyết thanh dương tính) và giai đoạn (nồng độ kháng thể cao trong các trường hợp nhiễm trùng gần đây) của nhiễm trùng PRRS trong đàn. Tại Hoa Kỳ, các xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), trung hòa huyết thanh và xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme (ELISA) thường được sử dụng.
II. Phương pháp PCR
Polymerase chain reaction (
PCR): Là một kỹ thuật trong phòng thí nghiệm để khuếch đạị các đoạn DNA cụ thể cho nhiều ứng dụng trong phòng thí nghiệm và lâm sàng. PCR cho phép khuếch đại hàng tỷ lần các đoạn mục tiêu cụ thể. Phản ứng này trở thành công cụ cho việc phát hiện vi rút, vi khuẩn gây bệnh trên động vật.
Mẫu bệnh phẩm: huyết thanh, phổi, hạch bạch huyết, amidan và lách, swab dịch phế nang phổi.
Mẫu được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện 2
oC- 8
oC.
Sau khi kết thúc phản ứng điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1.2%
Sản phẩm PCR có band bằng với ĐC+ và kích thước band bằng 264bp.
III. Phương pháp Realtime PCR
Realtime PCR (
qPCR): Là kỹ thuật PCR mà kết quả khuếch đại DNA đích được hiện thị ngay sau mỗi chu kỳ của phản ứng nên được gọi là realtime. Và do đặc điểm này nên với qPCR người làm thí nghiệm không cần thiết phải làm các thí nghiệm để đọc và phân tích kết quả để xác định có sản phẩm khuếch đại hay không vì kết quả hiện thị ngay sau khi hoàn thành phản ứng khuếch đại.

- Hãy liên hệ FiveLab theo số hotline 0377 499 555 - 0822 120 555 để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm
Phát hiện và Định chủng (Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc) vi rút gây bệnh PRRS nhanh chóng, kịp thời.
-
FIVELAB là Trung tâm Chẩn đoán Xét nghiệm và Kiểm nghiệm Thú y Trung Ương 5, trực thuộc Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương 5 (
FIVEVET).
- FIVELAB với sứ mệnh "Vì sức khỏe vật nuôi", Fivelab với phương châm: KỊP THỜI - CHÍNH XÁC - TẬN TÂM - BẢO MẬT - TRÁCH NHIỆM mang dịch vụ tốt nhất đến Quý đối tác, khách hàng.
- FiveLab tự hào là một trong số ít đơn vị có: