BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ BỆNH NẤM MANG TRÊN CÁ

Ngày đăng: 14/10/2024

Nấm mang là hiện tượng một số loài nấm dưới ao, hồ phát triển gây bệnh cho cá, làm cá khó chịu, đau đớn, thậm chí gây chết. Bệnh nấm mang vẫn đang là một trong những chứng bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do các loài nấm thuộc giống nấm Branchiomyces, cụ thể gồm B. sangunisB. demigrams.
Ao hồ nước tù, đọng nước, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển quá dày, mật độ nuôi cao sẽ tạo thành điều kiện cho nấm phát triển mạnh.
B. samgunis có sợi nấm thô từ 20-25µm, ít phân nhánh khi ăn sâu vào mô huyết bản, bào tử của nấm lớn khoảng 8µm, thường ký sinh trên cá trắm cỏ.
B. demigrams có sợi nấm mảnh hơn 6,6-21,6µm, phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ chỉ 6µm, thường ký sinh trên cá trắm đen, cá mè, cá trôi.
Bệnh thưởng xảy ra trên cả cá giống và cá thịt của nhiều loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, chép, diếc,… ở các ao nuôi bị ô nhiễm, có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt là những ao nuôi có chất thải, nước thải từ chăn nuôi gia cầm, hoặc dùng phân gia cầm gây màu.
Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.
Tỷ lệ gây chết của bệnh có thể đạt đến 50% và tỷ lệ nhiễm đạt 100% chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
2. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh:
Cá nhiễm bệnh bị suy nhược, hôn mê, hô hấp kém do bị tổn thương mang, bỏ ăn.
Cá bơi chậm, chập chờn, lơ lửng hoặc nằm im ở một vị trí, thường tụ tập ở những điểm có lượng oxy hòa tan cao như đầu nguồn nước, đầu guồng quạt,…
Bệnh khiến cho cá mất nhớt, làm cá bị bong vảy, lở loét, trường hợp nặng có thể bị hoại tử sâu vào cơ thịt.
Mang cá biểu hiện tùy theo giai đoạn nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Mang cá đỏ tươi hoặc nâu đậm, đây là giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
- Mang cá bị thiếu máu cục bộ, rách và bị ăn mòn, dần mất đi màu sắc, đồng thời có hiện tượng bong tróc mang.
- Mang mất dần sắc tố, trở nên nhợt nhạt hoặc xám đục, phiến mang dính vào nhau, có hiện tượng xuất huyết, đồng thời có dấu hiệu hoại tử nhẹ đến trung bình.
- Ở giai đoạn cuối, mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang có hình dạng cẩm thạch.

Mang cá bị nhiễm Branchiomyces sp
3. Phương án phòng và xử lý bệnh:
a) Phòng bệnh:
- Định kỳ sát trùng ao nuôi bằng các sản phẩm Five-BKC.80, Five-BKG Aqua, Five-Bronopol.
- Giữ môi trường ao luôn sạch sẽ, định kỳ xử lý vi sinh Five-Bazym, Five-Envibac.
- Không nên thả cá quá dày, nên thả ở mức độ vừa phải, đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển.
- Đối với ao nuôi bị nấm mang cần thường xuyên dọn dẹp kỹ càng, rút cạn nước, phơi đáy ao để diệt sạch bào tử nấm trong ao.
b) Trị bệnh:
- Loại bỏ cá yếu, cá chết bệnh.
- Tăng cường cung cấp oxy cho ao nuôi.
- Khử trùng nước bằng Five-Bronopol, mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.
- Có thể cho cá ăn thêm kháng sinh để tăng sức đề kháng, tránh kế phát bệnh khác.
- Sau khi cá khỏi bệnh, cải tạo môi trường bằng men vi sinh Five-Bazym đồng thời cho cá ăn thêm Five-Bogama ginseng để cá nhanh chóng phục hồi.
Xem thêm:

 

Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN