BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG GÂY RA TRÊN GÀ

Ngày đăng: 09/02/2022

 Thời tiết miền Bắc đầu năm trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ môi trường giảm thấp, độ ẩm cao đã tác động trực tiếp đến vật nuôi, làm sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm. Mặt khác, đây là điều kiện môi trường thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển mạnh gây bệnh cho các loài động vật nuôi nói chung và cho gà nói riêng. Để chủ động phòng và điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra trên gà, Fivevet xin giới thiệu một số thông tin về cách phòng trị bệnh như sau.
1. Bệnh ký sinh trùng đường máu:
   a. Đặc điểm: 

- Tác nhân: Do đơn bào ký sinh trong máu gà thuộc nhóm Leucocytozoon gây ra, làm tan vỡ hồng cầu, gây thiếu máu và gây chết gà

- Gà thường mắc bệnh ở giai đoạn từ 25-30 ngày tuổi trở lên, nhiều nhất giai đoạn 50-70 ngày tuổi.

   b. Truyền lây: 

- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài côn trùng hút máu sống trong chuồng, xung quanh chuồng, hoặc ký sinh trên da của gà như muỗi, dĩn, mạt gà, ruồi đầu đen…

  c. Triệu chứng:

- Thời gian ủ bệnh từ 7-12 ngày.

- Gà thường kém ăn, bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, mào tích thâm tái sau vài ngày trở nên trắng bệch.

- Tiêu chảy kéo dài, phân có màu lá cây xanh lét, xanh vàng hoặc xanh trắng.

- Ở thể quá cấp có biểu hiện miệng, mũi ộc ra máu tươi, đôi khi ra cả hậu môn.

- Gà bệnh thiếu máu, lờ đờ, tỷ lệ chết không đáng kể nhưng mang mầm bệnh và trở thành nguồn bệnh tiềm tàng nguy hiểm.

- Gà đẻ: Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột, trứng nhỏ, vỏ mỏng hoặc vỏ rất dày. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở giảm.

 
 
   Tiêu chảy phân màu xanh lá cây    
 
 Mào tích nhợt nhạt

  d. Bệnh tích

- Gan sưng, bở, có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử

- Cơ đùi xuất huyết điểm

- Máu khó đông

- Ruột chứa phân màu xanh lá cây

- Lách sưng to, hoại tử

- Nang bào ký sinh màu trắng, nằm rải rác ở ngực

 
 ​ 
            Gan sưng, bở, có nhiều điểm xuất huyết    
 
       
 Cơ đùi xuất huyết điểm  
     
   Máu khó đông
 
 
   
    Ruột chứa phân màu xanh lá cây 
            
               Lách sưng to, hoại tử
2. Bệnh đầu đen:

a. Đặc điểm:

- Tác nhân: Do đơn bào kỵ khí có tên khoa học là Histomonas meleagridis (H. meleagridis) gây ra. Ký sinh chủ yếu trong lòng manh tràng và nhu mô gan, gây viêm loét manh tràng, hoại tử và rối loạn chức năng gan.

- Gà từ 3-6 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

   b. Truyền lây:

- Do gà ăn, uống phải giun đất (chứa trứng giun kim hoặc ấu trùng giun kim có chứa đơn bào Histomonas meleagridis)

  c. Triệu chứng:

- Gà ủ rũ, chán ăn, sã cánh, xù lông.

- Sốt cao 43-44°C, rụt cổ, mắt nhắm nghiền, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ ấm để sưởi.

- Tiêu chảy phân vàng (màu lưu huỳnh), phân dạng giống gạch cua hoặc

 phân nước có thỏi phân sống ở giữa.

- Da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

- Mặt hốc hác, tái nhợt.

- Gà bệnh chết rải rác và thường chết vào ban đêm.
 d. Bệnh tích:

- Tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng.

- Gan sưng, trên bề mặt gan có các ổ hoại tử như đá hoa cương.

- Manh tràng viêm, sưng. Chất chứa bên trong có lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén đặc, rắn chắc màu trắng (kén ruột) 

 
3. Lưu ý về phòng, trị bệnh do ký sinh trùng gây ra:
Phòng bệnh:
Mặc dù căn nguyên gây bệnh khác nhau, tuy nhiên đối với tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng nói chung, trong quá trình nuôi, bà con chăn nuôi cần thực hiện một số giải pháp sau để việc phòng bệnh đạt hiệu quả cao:
  • Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh bằng cách:
- Phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh để côn trùng không có nơi trú ngụ.
- Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Khu vực chăn thả gà được cuốc xới và rắc vôi bột thường xuyên để diệt mầm bệnh và trứng giun, chất thải phải được thu gom sạch sẽ và được xử lý đúng cách nhằm loại bỏ mầm bệnh.
- Định kỳ sử dụng Five-Tox để tiêu diệt côn trùng, hạn chế nguy cơ gây bệnh.
  • Tiêu độc, khử trùng chuồng trại:
- Sử dụng một trong các sản phẩm: Five-Iodine, Five-B.K.G hoặc Five-BGF... phun toàn bộ trang trại 1 tuần/lần.
  • Chăm sóc – nuôi dưỡng
- Thức ăn, nước uống bảo đảm luôn sạch sẽ.
- Thường xuyên sử dụng các chất bổ trợ là các loại men enzyme, vitamin, khoáng như:  Five-Enzym, Hado-LacEnzym, Five-Men sống, Five-Mix, Five-Masol… nhằm kích thích tiêu hóa hấp thu thức ăn giúp gà khỏe mạnh, nhanh lớn, chống chịu bệnh tật tốt.
  • Điều trị dự phòng:
- Khi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa gió, ẩm thấp), các giai đoạn gà dễ mẫn cảm với bệnh.
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để phòng bệnh cho gà: Hado-Coryza, Five-Sultrim, Five-Anticocid.A, Hado-Coccid, Five-Coryza.SP, Five-S.Prim oral... pha nước cho gà uống
* Đối với gà thịt: Phòng lần 1 giai đoạn gà được 25-27 ngày tuổi; lần 2 giai đoạn 45-50 ngày tuổi.
* Đối với gà hậu bị, gà đẻ nuôi chuồng nền định kỳ tháng/ 1lần, chuồng khép kín 2 tháng/lần.
Trị bệnh:
Khi bệnh xảy ra, tùy thuộc vào sức khỏe của đàn gà, tình trạng bệnh ghép để bà con lựa chọn phác đồ điều trị bệnh cho phù hợp.
  • Trường hợp bệnh nặng, gà ăn uống kém áp dụng biện pháp tiêm hiệu quả nhất:
- Sử dụng kháng sinh tiêm đặc trị: Pha Five-S.Prim kết hợp Five-MetaMax Five-Butasa. Sau đó, tiêm dưới da cổ hỗn hợp đã pha theo liều 1ml/4-5kg thể trọng. Liệu trình 2-3 ngày liên tục.
  • Trường hợp gà vẫn ăn, uống tốt, gà nghi mắc hoặc mới bị bệnh:
- Sử dụng một trong các sản phẩm: Hado-Coryza, Five-S.Prim oral kết hợp Five-Cảm cúm hoặc Hado-Paradol pha nước cho uống liều theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Liệu trình 3-5 ngày.
  • Tăng cường giải độc cơ thể, nâng cao đề kháng và kích thích tiêu hóa:
Sử dụng một trong các sản phẩm:
- Giải độc gan thận: Five-Orgamin, Five-Bogama ginseng, Hado-Mebitol, Five-Giải độc gan,...
- Kích thích tiêu hóa, hấp thu: Five-Masol, B.Comlex-KC, Cốm KC-BComlex, Five-Vitamin C, Hado-Vitamin C...kết hợp với Five-Enzym, Hado-LacEnzym, Five-Men sống, Hado-Men sống.
Liệu trình liên tục trong 5 - 7 ngày.
    FIVE-S.PRIM Five-Metamax.50 Five-Butasal
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN