GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH E.COLI BẠI HUYẾT TRÊN VỊT
1. Đặc điểm:
Căn bệnh phổ biến nhất trên vịt chính là
E.coli bại huyết. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và chủ yếu ở giai đoạn từ 3-25 ngày tuổi.
Vi khuẩn E.coli thường xuyên có mặt trong đường tiêu hóa của vịt khỏe, do vậy, nhiều khi bệnh tự phát ra khi sức đề kháng của vịt giảm sút, hoặc khi điều kiện sống bất lợi, stress. Bệnh gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi nếu xử lý không đúng cách và triệt để.
Hình 1. Bệnh E.coli bại huyết trên vịt
2. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn E.coli, thuộc chi Escherichia, họ Enterobacteriaceae, là loại trực khuẩn Gram âm và không sinh nha bào.
Vi khuẩn E.coli được phân loại thành nhiều serotype, các serotype quan trọng gây bệnh đã được nghiên cứu gồm O1, O2, O35, O78.
3. Phương thức truyền lây:
Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ các vịt bệnh, vịt mang trùng, mầm bệnh theo phân được thải ra ngoài môi trường sống.
Vi khuẩn E.coli có thể tồn tại với thời gian rất lâu trên nền chuồng, phân, chất độn chuồng, đất và nước, do vậy mà bệnh thường xảy ra ở chuồng nuôi có vệ sinh môi trường kém, điều kiện chăm sóc không đầy đủ.
Ngoài ra, bệnh có thể lây theo đường hô hấp do mầm bệnh có lẫn trong bụi, khi vịt hít vào sẽ mắc bệnh. Vịt mới nở có thể bị nhiễm bệnh từ quá trình ấp nở do mầm bệnh bám vào vỏ trứng hay các dụng cụ ấp nở.
4. Cơ chế sinh bệnh:
Căn bệnh dù có sẵn trong cơ thể hay từ ngoài vào đều xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu. Theo máu, vi khuẩn đến niêm mạc ruột gây viêm ruột, đến các xoang gây viêm thanh dịch có Fibrin, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm ruột hoại tử. Một số lớn vịt bị chết do bại huyết ở giai đoạn đầu và do các cơ quan thực thể bị phá hủy ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, khi bị bệnh do E.coli, vịt dễ bị kế phát các bệnh truyền nhiễm do virus và Mycoplasma.
5. Triệu chứng:
Bệnh E.coli xảy ra đột ngột trên vịt với các biểu hiện:
- Vịt ăn kém, mệt mỏi, lông xơ xác.
- Vịt trở nên lười không vận động.
- Tiêu chảy phân có màu trắng/ xanh.
- Triệu chứng hô hấp như: hen, khẹc, sổ mũi, khó thở..
- Triệu chứng thần kinh: nghẹo cổ, co giật, quay đầu và liệt chân.
6. Bệnh tích:
- Tim, gan phủ Fibrin màu trắng
- Vi khuẩn E.coli sau khi gây bệnh bại huyết đến khu trú ở xương và màng hoạt dịch có thể gây viêm đa khớp.
- Viêm ruột.
Hình 2. Vịt bị nhiễm bệnh
- Trường hợp nhiễm bệnh nặng, gan sưng và xuất huyết lấm tấm trên bề mặt. Nếu bệnh nhẹ, phần phía trên gan có màu vàng, phần dưới bị sưng và xuất huyết.
Hình 3. Tim, gan của vịt nhiễm bệnh
- Màng ngoài tim của vịt bị phù thũng.
- Túi khí dày, màu trắng đục, có những lốm đốm hoại tử màu trắng ngà hay màu vàng.
Hình 4. Tim vịt bị phù thũng, túi khí dày, đục
- Mật bị sưng to.
- Đối với vịt đẻ thì buồng trứng bị vỡ và teo lại.
7. Chẩn đoán
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh do Mycoplasma và một số bệnh do vi khuẩn khác: Pasteurellae, Salmonellae, Streptococci, Eubacterium, Bacteroides có thể gây ra các bệnh tích tương tự. Để có thể chẩn đoán chính xác nhất vịt mắc bệnh, người chăn nuôi cần lấy mẫu bệnh phẩm (gan, lách, phổi, tim, khí quản, ruột), gửi về
trung tâm Chẩn đoán, xét nghiệm và kiểm nghiệm (FiveLab) của Fivevet. Phát hiện sự có mặt của Virus bằng phương pháp PCR hoặc phương pháp nuôi cấy, phân lập.
8. Phòng bệnh:
-
Phòng bệnh bằng vắc xin:
Việc phòng bệnh E.coli bại huyết bằng vắc xin hiện nay chưa có được hiệu quả cao do vi khuẩn gây bệnh thuộc rất nhiều serotype khác nhau. Trong cùng một ổ dịch nhưng khi vịt bị bệnh vẫn có thể phân lập ra nhiều serotype. Ngoài ra, vắc xin hiện nay mới chỉ có tác dụng bảo hộ đơn giá mà chưa có khả năng gây miễn dịch chéo.
- Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng:
Bệnh E.coli chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp mọi nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng,… Vì vậy, để đảm bảo cho việc phòng chống bệnh E.coli bại huyết một cách có hiệu quả, bà con cần chú ý các vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng sau đây:
+ Các trang thiết bị như máy ấp, khay ấp và trứng trước khi đưa vào ấp nở phải được xông sát trùng để loại bỏ mầm bệnh.
+ Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng như:
Five-Iodine,
Five-B.K.G,
Five-Perkon 3S,
Five-BGF sau mỗi lứa nuôi hoặc xử lý định kỳ 10-15 ngày/lần.
Hình 5. Các sản phẩm vệ sinh chuồng trại
+ Trong giai đoạn nuôi úm vịt con nên nhốt vịt trên sàn, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm để tránh lây nhiễm E.coli có trong nước, nên cho vịt tắm trên sàn.
+ Sử dụng nguồn nước sạch, mát cho vịt con uống, tuyệt đối không sử dụng nước ao, hồ để pha thuốc kháng sinh hoặc thuốc bổ trợ.
+ Nên cho vịt con ăn thành nhiều bữa trong một ngày, hạn chế việc cho ăn kéo dài sẽ dẫn đến giảm chất lượng thức ăn.
+ Bổ sung một trong các chế phẩm như:
Five-Enzyme,
Five-Men sống,
Five-Masol,
B.Comlex-K&C trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho vịt để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.
+ Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để phòng bệnh cho vịt:
Five-Ampicon,
Five-T.C.17,
Five-AC.15,
Five-Enflox,...
9. Điều trị:
Khi phát hiện và kết luận đúng vịt bị bệnh E.coli bại huyết, bà con cần áp dụng biện pháp sau đây:
- Cách ly, phân loại những con yếu riêng ra để theo dõi điều trị tích cực
- Xác định tỷ lệ vịt mắc bệnh và mức độ lây nhiễm.
Áp dụng ngay các phương pháp sau để điều trị bệnh cho vịt:
Bước 1:
+ Sử dụng kháng sinh đặc trị, dùng 1 trong 2 loại kháng sinh đặc trị E.coli hiệu quả nhất hiện nay là:
Five-Cedium hoặc
Five-Cefquinome,
Ceta-Gen Couple,
Combo 3in1 Ceftri-SDM tiêm trực tiếp cho đàn đã mắc bệnh với liều 1ml/2-2,5kgP/ngày. Tiêm dưới da cổ, da đùi hoặc cơ lườn. Liệu trình 3 ngày liên tục chắc chắn bệnh sẽ khỏi.
Hình 6. Thuốc đặc trị bệnh E.Coli bại huyết
+ Đối với các trại tỷ lệ bệnh chưa nhiều, có thể lựa chọn giải pháp sử dụng kháng sinh bột dùng để uống hoặc trộn thức ăn cho vịt như:
TW5-Amox.600,
Five-AC.15,
Five-Enflox,
Five-Amoxcin,… Liệu trình 3-5 ngày liên tục.
Bước 2:
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ có tác dụng hạ sốt, kháng viêm, tiêu viêm, cung cấp chất điện giải, giải độc gan thận giúp vịt chóng hồi phục hơn như
Five-Cảm cúm,
Hado-Paradol,
Five-Mix lyte,
Five-Điện giải-C.Sủi,
Five-Bogama Ginseng,
Hado-Bổ gan mật.
Hình 7. Các sản phẩm bổ trợ
Bước 3:
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bổ sung vitamin, khoáng để phục hồi chức năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng:
+ Dùng
Five-Enzyme: 1g/4-5kgP trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống.
+ Dùng
Five-Masol: 1g/500-700ml pha vào nước cho uống.
Xem thêm:
Bệnh nấm phổi ở Vịt, Ngan