Với mong muốn cung cấp thêm các thông tin hữu ích về các vấn đề đang gặp phải hiện nay trong chăn nuôi lợn nói chung. Đặc biệt, giai đoạn lợn con sau cai sữa, đây là giai đoạn khủng hoảng mạnh nhất và là nguyên nhân gây Stress làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tăng tỷ lệ hao hụt đầu con. Để hạn chế và giúp lợn con vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin giúp người chăn nuôi có các biện pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả chăn nuôi.
Giai đoạn sau cai sữa là giai đoạn gây stress rất mạnh. Nó thay đổi toàn bộ các thuộc tính vốn đã quá quen thuộc trước đó vì sau khi tách mẹ lợn con không còn sự phòng vệ từ lợn mẹ nữa, mà phải tự nâng cao sức đề kháng để phòng vệ với môi trường bên ngoài. Do sự thay đổi toàn diện về cách chăm sóc, nuôi dưỡng và đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác như yếu tố dịch bệnh, môi trường nuôi khác biệt, mật độ nuôi...điều này đã tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợn con, làm tăng trưởng chậm, chỉ số tiêu tốn thức ăn kém và thậm chí là tử vong.
Đối với giai đoạn lợn con sau cai sữa có các đặc điểm sau người chăn nuôi cần lưu tâm:
- Lợn con có sự chuyển đổi từ chỗ đang phụ thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống động lập và tự lấy thức ăn để nuôi cơ thể.
- Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Đặc biệt, là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động tăng cường rất mạnh.
- Sức đề kháng của lợn con còn yếu và rất mẫn cảm với các yếu tố tác động từ môi trường xung quanh như thời tiết thay đổi làm cho lợn con dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…
Với bản năng và thuộc tính lợn con vẫn có biểu hiện nhớ mẹ, kêu rít, bỏ ăn, ăn kém và phát sinh việc cắn nhau do nhập chung đàn, mật độ đông…
Mục đích chăm sóc lợn con giai đoạn sau cai sữa, cần khống chế các tác động từ bên ngoài như điều kiện chuồng nuôi, mật độ, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh … đúng cách sẽ tạo điều kiện cho lợn con ổn định sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nhằm hạn chế các yếu tố gây stress thì biện pháp tốt nhất là chủ động sử dụng sữa, các chế phẩm sinh học như: các loại men, enzym, khoáng, axit hữu cơ, các vitamin tổng hợp để bổng sung vào khẩu phần giúp vật nuôi bồi bổ cơ thể, bù đắp phần thiếu hụt do lợn thu nhận thức ăn kém, kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho lợn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, ở giại đoạn cai sữa lợn con rất mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt bệnh đường tiêu hóa, hô hấp. Để khống chế các tác nhân này thì người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin một cách chủ động, bên cạnh đó sử dụng các loại kháng sinh có tính năng kìm khuẩn nhằm hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây ra hiện tượng tiêu chảy, viêm đường hô hấp cho lợn con trong giai đoạn này và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu tiêu hóa thức ăn và giảm sinh trưởng phát triển và tăng tỷ lệ hao hụt đầu con do nhiễm bệnh…Người chăn nuôi có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:
Đối với giai đoạn lợn con sau cai sữa thì việc bổ sung các chất điện giải cũng rất cần thiết. Người chăn nuôi có thể sử dụng một trong các sản phẩm sau để bổ sung cho lợn như:
12333
Nguồn: Ths. Phạm Đức Vũ