BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH DỊCH TẢ VỊT (Duck Plague)

Ngày đăng: 05/12/2019

1. Đặc điểm:
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh do virus thuộc họ Herpesvirus gây ra.
- Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh.
- Bệnh xảy ra trên các loài thủy cầm như vịt, ngỗng, ngan và một số loài thủy cầm hoang dã khác.  
 
2. Phương thức truyền lây:
- Lây trực tiếp: do tiếp xúc giữa vịt khỏe và vịt ốm hoặc vịt mang trùng.
- Lây gián tiếp: qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống), dụng cụ chăn nuôi và bãi chăn thả bị ô nhiễm.
 
3. Triệu chứng:
- Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày.
- Vịt bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, nằm liệt trên mặt đất, đi lại chậm chạp, không theo kịp đàn.
- Sốt cao 42 - 43,5℃ và kéo dài từ 2 - 3 ngày nên vịt khát nước và uống nhiều nuớc.
- Chảy nước mắt, niêm mạc mắt đỏ, kéo màng. Mí mắt sưng dày lên và dính liền lại.
- Vịt thở khò khè, tiếng kêu khản đặc do bị viêm họng.
- Tiêu chảy phân vàng, xanh đôi khi có máu, lỗ huyệt rất bẩn và thối.
- Sợ ánh sáng, có một số con có biểu hiện thần kinh, đi xiêu vẹo, tỳ mỏ xuống đất, đầu sưng do viêm não gây phù dưới da.
- Vịt đẻ: Sản lượng trứng giảm mạnh, có khi ngừng đẻ hẳn.
- Vịt đực: Khi bị bệnh chết dương vật thoát ra ngoài.
- Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5 - 6 ngày vịt gầy rạc, liệt chân, liệt cánh, nằm một chỗ, thân nhiệt giảm dần, con vật chết.
 
Vịt có triệu chứng thần kinh, liệt chân, liệt cánh


Niêm mạc mắt đỏ, kéo màng                                         Tiêu chảy phân vàng

4. Bệnh tích:
- Xác chết gầy, nhổ sạch lông thấy đầu, cổ sưng tụ máu, tím bầm. Tổ chức liên kết dưới da thấm nước và keo nhầy. Da vùng cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm thành những điểm bằng đầu tăm trông như bị muỗi đốt.
- Khí, phế quản viêm, xuất huyết, tụ máu.
- Niêm mạc hầu họng, thực quản xuất huyết một phần hay toàn bộ.
- Xoang bao tim tích nước, xuất huyết lấm tấm ở cơ và màng tim.
- Ruột sưng đỏ, xuất huyết, cuối giai đoạn bệnh hình thành màng giả màu trắng hoặc vàng ngà phủ toàn bộ trên niêm mạc ruột.
- Gan có màu nâu nhạt, sưng tụ máu, xuất huyết, có những chấm hoại tử to bằng đầu đinh ghim.
- Túi mật sưng.
- Lách tụ máu hoặc xuất huyết.
- Niêm mạc lỗ huyệt xuất huyết lấm tấm.
- Ở vịt đẻ buồng trứng sưng đỏ xuất huyết, trứng non, méo mó có vòng máu.


 

  Da vùng đầu xuất huyết                           Ruột sưng đỏ, xuất huyết
 

                    Khí quản xuất huyết                  Xuất huyết lấm tấm ở cơ tim và vành tim
 


             Phổi viêm, xuất huyết, tụ máu         Gan màu nâu nhạt, sưng, tụ máu, xuất huyết


 
                                                                                               Niêm mạc lỗ huyệt xuất huyết lấm tấm                              Lách tụ máu
5. Chẩn đoán
 Chẩn đoán lâm sàng tại thực địa thông qua các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh. Tuy nhiên, để phát hiện nhanh và chính xác nguyên nhân gây bệnh người chăn nuôi nên lấy mẫu của vật nghi mắc (Gan, lách, thận) gửi về đơn vị Chẩn đoán-Xét nghiệm và chăm sóc sau bán hàng của công ty Cổ phần Thuốc Thú Y Trung Ương 5 để xét nghiệm, phát hiện sự có mặt của virus bằng phương phát PCR. Mẫu được lấy vào thời kỳ đầu của ổ dịch, mẫu lấy ngay sau khi con vật ốm, chết, hoặc mổ khám, lấy từ 3-5 con. Mẫu được bảo quản trong túi nilong hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 2-8 độ C. Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm.

6. Phòng bệnh:
- Định kỳ vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, các dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch sát trùng Five-Iodine, Five-B.K.G hoặc Five-BGF.
- Là bệnh do virus gây ra, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là sử dụng vắc-xin phòng bệnh.
Lịch sử dụng vắc-xin Five-DTV để phòng bệnh như sau:
 
 
- Để nâng cao sức đề kháng và hạn chế các bệnh do vi khuẩn gây ra có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh sau phòng định kỳ hoặc vào những lúc thời tiết thay đổi như: Five-Neolin, Hado-Covit, Five-DHT, Hado-SHA, Five-Enflox một lần/tháng. Liệu trình 3 - 4 ngày.
- Vào những ngày nắng nóng cần bổ sung các chất điện giải, giải độc gan thận, vitamin như: Five-Cảm cúm, Hado-Paradol, B.Comlex KC, Cốm KC-BComlex, Five-Masol, Five-Mix lyte, Five-Vit lyte.KC, Five-Bogama, Hado-Mebitol…pha vào nước cho vịt uống tăng sức đề kháng, chống stress...
- Bổ sung các loại men vi sinh, men tiêu hóa trộn vào thức ăn tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn kích thích sinh trưởng, phát triển như: Five-Enzym, Hado-LacEnzym, Five-Men sống, Hado-Men sống, TW5-Men BHO
 
7. Trị bệnh
- Dịch tả vịt là bệnh do virus gây ra, không có thuốc đặc trị.
- Khi vịt bị bệnh phải thực hiện các nguyên tắc sau:
+ Thực hiện việc nuôi nhốt hoàn toàn, không chăn thả và thu gom những vịt ốm, chết để tiêu hủy theo đúng quy định. Tiến hành vệ sinh, sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi bằng các dung dịch sát trùng như: Five-Iodine, Five-B.K.G hoặc Five-BGF. Sử dụng vôi bột rắc toàn bộ khu vực nền chuồng, bãi chăn thả.
+ Biện pháp khống chế khi dịch tả vịt xảy ra:
Biện pháp 1: Vịt mới có biểu hiện nhẹ: chảy nước mắt, tiêu chảy phân xanh, trắng và đàn chưa được tiêm phòng vắc xin Dịch tả vịt, can thiệp như sau:
Sử dụng vắc-xin Five-DTV tiêm với liều gấp 2 lần so với liều phòng bệnh.
* Lưu ý:
- Để đề phòng bội nhiễm vi khuẩn như: Riemerella anatipestifer (gây bại huyết), Ecoli kéo màng, Salmonella…Có thể sử dụng một trong hai loại kháng sinh sau tiêm kết hợp với vắc-xin dịch tả vịt rất an toàn và hiệu quả: Five-Cefdium liều 1ml/2-2,5kgP, Five-Cefquinome liều 1ml/5kgP.
 
Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống như sau:
- Buổi sáng: Dùng một trong các loại kháng sinh: Five-Amoxcin, Five-AC.15, Five-Enflox, Five-T.C.17, Five-Neolin, Hado-Covit, Five-Neodox, Five-Antidia, Hado-Antidia…Kết hợp với Five-Cảm cúm hoặc Hado-Paradol pha vào nước cho uống. Liệu trình 3 - 4 ngày liên tục.
- Buổi chiều: Dùng Five-Bogama, Hado-Mebitol, Five-Gluco.K&C, Hado-Gluco K&C, Five-Mix lyte, Five-Vit lyte.KC…pha vào nước cho vịt uống trong suốt quá trình điều trị bệnh để giải độc gan, thận và nâng cao sức đề kháng.
- Bổ sung các loại men vi sinh, men tiêu hóa trộn vào thức ăn tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn kích thích sinh trưởng, phát triển như: Five-Enzym, Hado-LacEnzym, Five-Men sống, Hado-Men sống, TW5-Men BHO
 
Biện pháp 2: Vịt có biểu hiện nặng: viêm giác mạc, vịt mờ mắt, triệu chứng thần kinh, liệt chân…can thiệp như sau:
- Buổi sáng: Sử dụng kháng thể Dịch tả vịt tiêm 1ml/con đối với vịt, ngan dưới 30 ngày tuổi, tiêm 2ml/con đối với vịt, ngan trên 30 ngày tuổi.
- Kết hợp sử dụng một trong các loại kháng sinh sau nhằm ức chế vi khuẩn bội nhiễm và nâng cao sức đề kháng:  Five-Amoxcin, Five-AC.15, Five-Enflox, Five-T.C.17, Five-Neolin, Hado-Covit, Five-Neodox, Five-Antidia, Hado-Antidia…Kết hợp với Five-Cảm cúm hoặc Hado-Paradol. Liệu trình 3-4 ngày liên tục.     
- Buổi trưa: Dùng Five-Bogama, Hado-Mebitol, Five-Gluco.K&C, Hado-Gluco K&C, Five-Mix lyte, Five-Vit lyte.KC…pha vào nước cho vịt uống trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Buổi chiều, tối: Dùng một trong hai loại kháng sinh như: Five-Cefdium tiêm 1ml/2-2,5kgP, Five-Cefquinome tiêm 1ml/5kgP
* Lưu ý:
- Khi vịt có biểu hiện liệt chân cần bổ sung các vittamin, khoáng như: Five-Bại liệt, Hado-Bại liệt, Five-Mix, Five-Canxi ADE, Five-Masol, TW5-Multivit…trộn thức ăn cho vit ăn trong suốt quá trình điều trị.

 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN