Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà công nghiệp. Bệnh có tỷ lệ chết không cao như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng lại gây thiệt hại nặng về kinh tế do gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, tăng chi phí thuốc thú y, tỷ lệ đẻ giảm, dễ mắc kế phát các bệnh khác như Viêm ruột hoại tử, E.coli, tụ huyết trùng,…
1. Nguyên nhân nào gây bệnh cầu trùng trên gà?
- Chủ yếu do ký sinh trùng đơn bào họ Eimeria gây ra.
- Có 9 chủng cầu trùng thường gây bệnh trên gà. Loài phổ biến nhất là Eimeria tenella gây bệnh trên manh tràng. Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria brunetti, Eimeria acervulia gây bệnh trên ruột non. Các loài còn lại ít mẫn cảm với gà.
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là giai đoạn gà con, gà giò. Ở gà đẻ thì mang trùng làm giảm tỷ lệ đẻ.
2. Phương thức truyền lây:
Gà mắc bệnh do ăn phải kén hợp tử (Oocysts) lẫn trong thức ăn, nước uống, chất độn chuồng do phân của gà bệnh hoặc gà khỏi bệnh thải ra môi trường ngoài.
Lây lan bệnh cầu trùng qua phân gà thải ra môi trường
3. Triệu chứng:
Bệnh có 2 thể: cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non tùy thuộc vào loài gây bệnh. Đôi khi có thể kết hợp cả 2 thể cùng lúc.
3.1. Cầu trùng manh tràng (ỉa ra máu tươi)
Do Eimeria tenella gây ra, xảy ra chủ yếu ở gà con giai đoạn từ 2-8 tuần tuổi.
- Gà ủ rũ, sã cánh, lông xù, kêu nhiều, ăn ít, uống nhiều nước.
- Mào tích tím tái do thiếu máu, thường đứng tụm lại với nhau.
- Eimeria tenella tấn công vào niêm mạc manh tràng, làm tổ và tăng sinh quá mức gây vỡ các mạch máu gây ra tiêu chảy máu tươi.
Phân gà lẫn máu
3.2 Cầu trùng ruột non (Phân sáp)
- Bệnh thường mắc ở giai đoạn gà từ 2-5 tuần tuổi nhưng nhiều nhất ở giai đoạn gà giò, gà lớn.
- Gà mắc bệnh có các biểu hiện xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi phân có các vết máu, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ,…
Phân sáp loãng Phân sáp, lẫn máu
4. Bệnh tích:
- Cầu trùng manh tràng:
+ Hai manh tràng sưng rất to, bên ngoài có màu nâu đen hoặc đen, trong lòng manh tràng chứa đầy máu tươi lẫn trong chất chứa màu đen, máu có thể đông thành những cục lổn nhổn.
+ Hậu môn ướt, lông bết, xung quanh cơ vòng hậu môn có những điểm xuất huyết.
Hai manh tràng sưng to, chứa đầy máu
- Cầu trùng ruột non
+ Điển hình của bệnh là: xuất huyết và hoại tử niêm mạc ruột (thành ruột có nhiều tụ điểm xuất huyết).
+ Ruột phình to từng đoạn, có nhiều điểm trắng, đỏ; chứa nhiều dịch nhày, chất chứa lẫn máu.
+ Túi mật căng phồng, chứa đầy dịch mật.
Ở thể kết hợp thì cả tá tràng và manh tràng đều sưng to và có màu nâu sậm.
Ruột sưng to, xuất huyết niêm mạc
5. Phòng bệnh
Để đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh nên sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
*Sử dụng một số loại kháng sinh sau để phòng bệnh:
- Five-Anticoc, Five-Anticoccid.A, Hado-Coccid, Hado-Cầu trùng ruột non, Five-Cox 2,5% hoặc Five-Diclacox pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, dùng lần 1 lúc gà được 10-12 ngày tuổi, lần 2 vào 20-22 ngày tuổi.
*Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Sử dụng các chất điện giải, vitamin tổng hợp, chế phẩm sinh học để tăng cường tiêu hóa, hấp thu thức ăn, nâng cao sức đề kháng như: Five-Vit KC.Lyte, B.Comlex KC, Cốm KC-BComlex, Five-Gluco K&C, Hado-Gluco K&C, TW5-Multivit, Five-Enzym, Hado-LacEnzym liên tục 3-5 ngày, 2 lần/tháng để phòng bệnh.
- Dùng Five-Orgacid pha vào nước cho gà uống liên tục trong suốt quá trình nuôi, hoặc trong các giai đoạn gà mẫn cảm với bệnh, thay đổi thời tiết, stress do cắt mỏ, chuyển chuồng để giảm pH, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cơ hội khác mở đường cho cầu trùng tấn công đường ruột.

*Vệ sinh chuồng trại:
- Giữ cho nền chuồng khô ráo. Nên nuôi gà trên sàn để gà tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
- Đảm bảo chuồng nuôi, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi luôn sạch sẽ.
- Định kỳ thay chất độn chuồng. Trước khi đưa vào sử dụng, chất độn phải được phơi thật khô, khử trùng bằng một trong các thuốc Five-Iodine, Five-B.K.G, Five-BGF hoặc Formol.
- Trong suốt quá trình nuôi, định kỳ 1 lần/tuần sát trùng chuồng trại bằng các sản phẩm trên để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
6. Điều trị:
Bước 1: Vệ sinh
Bệnh lây lan nhanh, mầm bệnh tồn tại chủ yếu trong chất độn chuồng. Do đó, việc xử lý môi trường, chất độn là vô cùng cần thiết. Các thuốc sát trùng thông thường không diệt được noãn nang cầu trùng. Cẩn phải:
- Thay chất độn chuồng.
- Trong thời gian điều trị bệnh, phun thuốc sát trùng phổ rộng 2-3 ngày/lần.
Bước 2: Dùng thuốc
Đây là một căn bệnh dai dẳng, rất khó để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Vì vậy, khi điều trị cần nắm được các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc điều trị cầu trùng
- Chỉ sử dụng 1 loại thuốc cho 1 lần dùng, không phối hợp nhiều loại thuốc.
- Thay đổi thuốc theo lứa gà hay theo quý để tránh nhờn thuốc.
- Không dùng nhiều thuốc cùng cơ chế tác động.
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau Five-Anticoc, Five-Anticoccid.A, Hado-Coccid, Hado-Cầu trùng ruột non, Five-Cox 2,5%, Five-Diclacox pha nước cho uống với liều lượng như sau:
Loại thuốc |
Đường dùng |
Liều lượng sử dụng |
Five-Anticoc |
Trộn thức ăn hoặc pha nước uống |
1g/4-6 kgP |
Five-Anticoccid.A |
Trộn thức ăn hoặc pha nước uống |
1g/4-5 kgP |
Hado-Coccid |
Trộn thức ăn hoặc pha nước uống |
1g/4-5 kgP |
Hado-Cầu trùng ruột non |
Trộn thức ăn hoặc pha nước uống |
1g/4-5 kgP |
Five-Cox 2,5% |
Pha nước uống |
1ml/3,5kgP |
Five-Diclacox |
Pha nước uống |
1ml/20-25kgP. |
- Liệu trình điều trị theo hướng dẫn trên bao bì.
- Trong quá trình điều trị bệnh nên kết hợp thuốc bổ trợ để cầm máu, hạ sốt: Five-Vitamin K, Five-Cảm cúm, Hado-Paradol.
- Giải độc gan, thận: Five-Bogama, Hado-Mebitol, Five-Giải độc gan, Hado-Bổ gan mật.
- Phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa hấp thu thức ăn: Five-Enzym, Hado-LacEnzym, TW5-Men BHO, Five-Men sống, Hado-Men sống,…
Phòng NCPT
Thuốc five anticoc mua ơ đâu bán