BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG Ở GIA SÚC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngày đăng: 06/07/2018

Những ngày mùa hè, nhiệt độ môi trường quá cao cản trở quá trình thải nhiệt của gia súc, đồng thời nắng nóng chiếu trực tiếp dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng, cảm nóng gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
 
Bệnh cảm nắng, cảm nóng xảy ra khi nhiệt độ môi trường quá cao
 
Nguyên nhân gây bệnh cảm nắng, cảm nóng
-Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày nắng nóng, oi bức, khi gia súc làm việc hoặc chăn thả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
-Gia súc nuôi nhốt, vận chuyển đường dài ở mật độ cao, kém thông thoáng.
-Gia súc quá béo hoặc đang mắc bệnh…

Triệu chứng
- Con vật mệt mỏi, mất thăng bằng, đi lảo đảo, thân nhiệt tăng cao (40-410C).
- Gia súc thở nhanh, lúc thở chậm, tim đập nhanh có khi bị loạn nhịp.
- Các triệu chứng trên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ cộng với nhiệt độ môi trường vẫn cao sẽ có các biểu hiện sau:
+ Gia súc khó thở
+ Tĩnh mạch cổ nổi rõ
+ Niêm mạc tím tái
+ Gia súc nằm liệt, co giật và bị hôn mê.
- Khi bệnh đã nặng, không có biện pháp chữa trị kịp thời để gia súc thân nhiệt tăng cao hơn 43oC, sùi bọt mép, có khi trào máu ra và chết.

Các biện pháp phòng bệnh
- Vào những ngày nắng nóng, không chăn thả gia súc ngoài trời nắng, không cho gia súc ăn quá no (nhất là gia súc mang thai).
- Tắm mát cho gia súc bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương, xịt nước lên mái chuồng và quan trọng nhất là cấp đầy đủ nước uống. thường xuyên cung cấp điện giải cho con vật.
Xịt nước lên mái chuồng giúp giảm nhiệt độ chuồng nuôi
 
- Mật độ nuôi nhốt, vận chuyển nên vừa phải, tốt nhất nên vận chuyển vào lúc trời mát, khi vận chuyển nên bổ sung điện giải như Five-Mix Lyte, Five-Vit Lyte.KC cho vật nuôi. 
- Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa, chế độ làm việc, vệ sinh thú y trong những ngày nắng nóng, kịp thời xử lý ngay khi phát hiện con vật có biểu hiện bệnh.

Điều trị khi gia súc cảm nắng, cảm nóng
 Nguyên tắc
- Tìm mọi biện pháp tăng cường thải nhiệt cho cơ thể.
- Phục hồi và duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp.
- Tăng cường các biện pháp trợ sức, trợ lực cho con vật.
Biện pháp
- Khi đang vận chuyển hoặc nuôi nhốt quá chật trội, cần cho ngay con vật vào khu vực có nhiều bóng mát, giảm mật độ nuôi nhốt, bố trí mái che và tăng cường làm mát.
- Trường hợp con vật đang làm việc như cày, kéo thì cho con vật nghỉ ngơi ngay, đưa vào nơi thoáng mát, yên tĩnh.
- Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm con vật sốc, choáng.
- Đối với những trường hợp nặng có thể dùng khăn mát hoặc nước đá chườm ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 – 1,5 giờ sau có thể tắm cho con vật. Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật gây hiện tượng sốc, choáng và có thể gây chết.
- Tăng cường nước uống cho con vật: Cho uống nước mát có pha điện giải, vitamin như Five-Mix Lyte, Five-Vit Lyte K.C, Five-Vitamin C,…
Dùng Five-Vit Lyte.KC hoặc Five-Mix Lyte cung cấp điện giải, giải nhiệt cho vật nuôi
 
- Trường hợp con vật sốt cao cần chú ý tiêm thuốc hạ sốt Five-Anagin C hoặc Five-GlucoKC namic, Five-Cafein để điều hoà hoạt động tim mạch.
 
Hạ sốt, trợ lực cho vật nuôi bằng Five-Anagin và Five-Cafein
 
- Nếu có hiện tượng nôn mửa, ra nhiều mồ hôi cần truyền dung dịch đường Glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat với liều lượng tuỳ theo mức độ mất nước.
Phòng NCPT-Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương 5
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN