BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI TRONG MÙA HÈ

Ngày đăng: 16/06/2018

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng xảy ra trên diện rộng, có ngày nhiệt độ lên đến gần 40oC. Với nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, ẩm độ thấp gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của vật nuôi, dẫn đến dễ mắc các bệnh nguy hiểm, nhất là E.coli, phó thương hàn, tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu... Để phòng chống dịch bệnh, hạn chế thiệt hại, người chăn nuôi cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

1. Đối với chuồng trại và vệ sinh chuồng trại
- Cần phải rộng rãi, thông thoáng, có hệ thống cửa để thông gió, xung quanh trồng cây xanh.
- Nên lợp mái bằng ngói hoặc cỏ tranh, thiết kế mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn.
- Nếu nhiệt độ trong chuồng quá nóng, cần thiết kế hệ thống quạt thông gió hoặc phun sương để làm mát chuồng trại (nhất là chuồng nuôi lợn và bò sữa).

 


Chuồng nuôi cần có hệ thống quạt gió, phun sương giúp không khí lưu thông
 
- Nền chuồng: Thường xuyên thu dọn, làm vệ sinh sạch sẽ các chất thải (phân, nước tiểu) để giảm sức nóng và khí độc từ các chất thải bốc lên.
- Định kỳ mỗi tháng phun thuốc sát trùng, thuốc phòng, chống ve, ruồi, muỗi, bọ mạt...
Five-Iodine Five-B.K.G
Phun sát trùng Five-Iodine hoặc Five-B.K.G định kỳ để phòng bệnh

2. Mật độ vật nuôi
Do thời tiết mùa hè nắng nóng vì thế nên giảm thiểu mật độ vật nuôi, tránh nuôi quá nhiều vật nuôi trong diện tích nhỏ. Mật độ nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi:
- Đối với lợn nái là 3-4 con/m2, lợn thịt là 2 m2/con.
- Đối với trâu, bò thịt 4-5 m2/con, dê 1,8-2 m2/con.
- Đối với gà đang trong giai đoạn úm mật độ 50-60 con/m2, sau đó theo thời gian sẽ giảm mật độ và tăng diện tích nuôi gà lên, với gà nuôi thịt trọng lượng 0,5-1 kg/con nuôi 20-30 con/m2, gà 2-3 kg/con mật độ 7-10 con/m2.
- Đối với nuôi gà đẻ mật độ 8 con/m2, tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.

3. Chế độ ăn uống
 
 
Tăng cường thức ăn thô xanh cho vật nuôi
 
- Trong những ngày nắng nóng, cần cung cấp cho vật nuôi đầy đủ thức ăn đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, mốc thối, không nhiễm bẩn, cho ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn, từng loại vật nuôi.
- Cho ăn những thức ăn dễ tiêu, uống nước mát đầy đủ, thức ăn tinh nên cho ăn vào sáng sớm và chiều tối.
- Dùng Hado-Mixsuper nhân sâm, B.Complex K&C bổ sung vào khẩu phần nhằm tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
B.Comlex-K&C
Hado-Mixsuper với thành phần nhân sâm, thảo dược, vitamin và acid amin cung cấp năng lượng giúp tăng lực, tăng sức đề kháng cho vật nuôi
 
- Bổ sung thêm điện giải Five- Mix Lyte, Five-Vit Lyte K.C, Five-Vitamin C, Thảo dược Rau má,... để tăng cường Vitamin, khoáng chất giúp chống nóng, giải nhiệt.   
         FIVE-VIT KC LYTEFive-Mix LyteChống nóng-Giải độc (Thảo dược rau má)
Dùng Five-Vit KC Lyte hoặc Five-Mix Lyte bù điện giải, chống nóng cho vật nuôi
 
- Ngoài ra thì số lượng máng ăn và uống trong mùa hè của vật nuôi cũng nên được bổ sung thêm.

4. Chăn thả và chăm sóc
- Không chăn thả vật nuôi trong những ngày nắng nóng, nhất là thời điểm nắng nóng trong ngày từ 10 giờ sáng – 16 giờ chiều vì sẽ làm vật nuôi say nắng.
- Cần tắm cho lợn, trâu, bò 1-2 lần/ngày (buổi sáng thời gian từ 8-9 giờ, buổi chiều từ 15-16 giờ, không nên tắm vào lúc trời quá nóng vào khoảng thời gian từ 11-14 giờ).

 

 
- Theo dõi và phát hiện sớm nhất những vật nuôi bị bệnh để cách ly, điều trị và xử lý kịp thời để không lây sang những con vật khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho vật nuôi.
Phòng NCPT-Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương 5
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN