BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hội chứng MMA ở heo nái

Ngày đăng: 31/01/2018

Hội chứng MMA là một hội chứng gây viêm vú (Mastitis), viêm tử cung (Metritis), mất sữa (Agalactia) xảy ra ở lợn nái, trong thời gian ngắn từ 12 giờ đến 3 ngày sau sinh. Bệnh gây ra do sự nhiễm trùng của tuyến vú hoặc nhiễm trùng đường sinh dục. Lợn nái bị hội chứng MMA làm tăng tỷ lệ chết ở lợn con và giảm trọng lượng của lợn con cai sữa.
 
NGUYÊN NHÂN
 
Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra.
- Nguyên nhân do vi khuẩn: Bao gồm E.coli, Klebsiella spp, Enetrobacterspp, Mycoplasmaspp, Streptococcus Staphylococcus.
 
- Nguyên nhân do nội tiết tố ảnh hưởng đến sinh đẻ và tiết sữa.
 
- Nguyên nhân do dinh dưỡng bao gồm thức ăn chứa ít chất xơ, ít chất béo, thiếu vitamin E và Ca. Do thời gian mang thai cho lợn ăn nhiều chất carbohydrate, nái quá mập. Không cung cấp đủ nước cho lợn uống.
 
- Nguyên nhân do quản lý: Do lợn nái đẻ khó, can thiệp bằng tay không đúng kỹ thuật dễ gây viêm tử cung, lợn nái ít vận động…
 
CƠ CHẾ SINH BỆNH

- Do lợn nái bị căng thẳng lúc sinh đẻ →sự tăng tiết Cortisol →làm suy giảm đáp ứng miễn dịch tự nhiên →vi khuẩn E.coli trong vú phát triển →gây VIÊM VÚ
- Vi khuẩn E.coli phát triển trong vú →gây nhiễm trùng huyết do nội độc tố →giảm tiết Cytokines (IL1,6,TNFα) →làm giảm Ca & K →chức năng của cơ vòng núm vú bị suy giảm (hở núm vú) →là cơ hội thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào vú →gây VIÊM VÚ
- Do heo nái bị căng thẳng lúc sinh→giảm tiết Oxytocin→giảm tiết Protaglandin F2α + vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào tử cung (do cổ tử cung mở) →VIÊM TỬ CUNG
- Nhiễm trùng huyết do nội độc tố →dẫn đến sự giảm tiết Protaglandin F2α, giảm tiết Oxytocin →giảm tiết Prolactin →gây MẤT SỮA

TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG
 
- Lợn mẹ kém ăn hoặc bỏ ăn, lười uống nước, bồn chồn, sốt cao (trên 39,5 độ C), sưng tuyến vú, tử cung viêm và tiết nhiều dịch viêm; giảm tiết sữa sau để 12 - 48 giờ.
- Lợn con tăng trọng giảm, có thể tiêu chảy, lạnh và chết đói với tỷ lệ cao.

Lợn bị viêm vú

Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa từ đầu vú, hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác (nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng từ vết xây sát quanh bầu vú...). Lợn nái quá nhiều sữa trong khi lợn con bú không hết sữa làm ứ đọng hoặc lợn mẹ cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Khi vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào nái biểu hiệu đau. Lợn mẹ thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho con bú, khó chịu với con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 40 độ C hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước....

 
 
 
Viêm tử cung

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của lợn mẹ trong quá trình đẻ, nhất là những trường hợp đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ. Những trường hợp sót nhau, sót con cũng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tử cung. Các biểu hiện khi viêm tử cung: sốt trên 39,5 độ C, âm đạo có dịch có mùi hôi chảy ra, nếu viêm nặng có mủ trắng chảy ra; biếng ăn, mệt mỏi...

 
 

Mất sữa

Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do lợn mẹ bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung.

 
PHÒNG BỆNH
 
- Trước khi lợn nái đẻ, tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng đẻ và tắm rửa vệ sinh nái sạch sẽ bằng Five-Iodine.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái thật tốt ở giai đoạn đẻ, cho uống đầy đủ nước sạch trong giai đoạn nái mang thai, đẻ và tiết sữa (uống tự do).
- Trường hợp lợn nái đẻ kéo dài, có sự can thiệp đẻ khó bằng tay của con người, nái sót nhau có thể tiêm Hado-Amox.LA, Hado-Oxylin.LA để phòng nhiễm trùng sau sinh.
- Sau khi sinh 48 giờ tiêm Five-Prost giúp tống sạch sản dịch, nhau thai còn sót ra khỏi tử cung.

- Hạn chế khẩu phần nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ.

 
ĐIỀU TRỊ
 
- Khi viêm tử cung, thụt rửa tử cung bằng Five-Iodine với liều 100ml/1lít nước, ngày 1 lần trong 2-3 ngày; sau khi thụt rửa bơm kháng sinh Oxytetracyline 10%, 5ml thuốc pha 20ml nước sinh lý, bơm 1-2 ngày/lần. 
- Tiêm kháng sinh đặc trị Hado-Amox.LA hoặc Five-Genamox.LA 1ml/10 kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày. 
- Khi bị sốt, thân nhiệt trên 39,5 độ C, tiêm thuốc giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm Five-Clofenac (1ml/20kgP) hoặc Five-Flunixin (1ml/8-12kgP).
- Tiêm Five-Oxytocin với liều thấp (1ml/con), nhiều lần trong ngày để giúp vú tiết sữa và đẩy sản dịch sau đẻ ra ngoài.
Trong quá trình điều trị, kết hợp thuốc thuốc bổ Five-Butasal để giúp vú và tử cung mau phục hồi chức năng. Đồng thời, chăm sóc lợn con trong khi điều trị bệnh cho nái; đảm bảo lợn con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và giữ ấm cho lợn con. 
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN