Trong chăn nuôi lợn, khâu nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa là một trong những khâu quan trọng nhất. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi lợn nái sinh sản, mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn con ở các giai đoạn sau cai sữa và nuôi thịt. Do đó, để đạt hiệu quả chăn nuôi cao nhất, người chăn nuôi cần nắm vững các kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con giai đoạn này và chủ động chuẩn bị các trang thiết bị, vật tư thú y thiết yếu.
Bộ sản phẩm Fivevet hoàn hảo dành cho lợn con
Tăng đề kháng – Cao năng suất
Quy trình chăm sóc lợn con cần chú ý những bước sau:
1.Chuẩn bị vật tư và đỡ đẻ cho lợn nái:
Chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ, thuốc thú y phục vụ cho quá trình đẻ của lợn. Ô úm lợn con cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, ấm áp, tránh gió lùa. Lợn con đẻ ra dùng khăn sạch lau khô mũi, mồm và cả người. Việc làm này vừa giúp cho lợn con thở dễ dàng hơn đồng thời cũng giúp chúng lưu thông máu và sạch sẽ hơn.
Hình ảnh: Lau mũi, mồm, người lợn con bằng khăn hoặc vải sạch
(Nguồn internet)
Sau khi lau xong, cho lợn con vào ô úm đã chuẩn bị. Ô úm cần đảm bảo nhiệt độ 32-34℃ vào những ngày đầu.
Hình ảnh: Ô úm lợn con (Nguồn internet)
2. Cho lợn bú sữa đầu:
Cho lợn bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Khi lợn mẹ vừa đẻ vừa cho con bú có thể làm cho mẹ dễ đẻ, dễ ra nhau và tiết sữa tốt hơn. Lợn con bú được sữa đầu sớm không chỉ thu nạp được đầy đủ chất dinh dưỡng hơn, mà còn hấp thu được lượng kháng thể lớn từ sữa mẹ, giúp nâng cao sức đề kháng, chống chọi lại những tác động bất lợi từ môi trường.
3. Bấm nanh, bấm số tai và cắt đuôi cho lợn con:
Các thao tác như bấm nanh và cắt đuôi nên tiến hành sớm ngay từ ngày đầu sau sinh để giảm khả năng lợn con cắn nhau hoặc làm tổn thương bầu vú của lợn nái. Việc bấm số tai thường áp dụng đối với các trại nuôi lợn giống để thuận tiện trong công tác quản lý chọn lọc giống sau này.
Thao tác kỹ thuật trên lợn con ở ngày đầu sau sinh:
Hình ảnh: Bấm tai, sát trùng cuống rốn, bấm nanh và cắt đuôi cho lợn con
(Nguồn internet)
4. Tiêm sắt cho lợn con
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, hay tiêu chảy phân trắng...Do đó, cần tiến hành bổ sung sắt cho lợn con bằng Five-Fe.B12 vào lúc 3 ngày tuổi với liều lượng 1-1,5ml/con, lặp lại mũi 2 vào ngày thứ 10.
Hình ảnh: Sản phẩm Five-Fe.B12
5. Phòng, trị cầu trùng:
Khi lợn con 3 ngày tuổi cần sử dụng 1 liều Five-Cox 5% (1ml/2,5kgP) để phòng và tiêu diệt mầm bệnh cầu trùng trong cơ thể lợn con (nếu có).
Hình ảnh: Sản phẩm Five-Cox 5%
6. Tập ăn sớm:
Lợn càng lớn nhu cầu sữa càng nhiều, tuy nhiên, lượng sữa mẹ giảm rõ rệt từ tuần thứ 4. Do vậy phải tập cho lợn con ăn sớm từ 7 ngày tuổi để lợn làm quen với thức ăn, kích thích hệ tiêu hóa phát triển, giảm thiểu được hiện tượng stress do quá trình cai sữa sau này.
Máng tập ăn cho lợn nên đặt ở vị trí thuận lợi, màu sắc bắt mắt để thu hút lợn con. Khi tập ăn, mỗi lần ăn chỉ cho vài chục hạt cám cho lợn con tiếp xúc dần dần. Khi lợn đã ăn tốt tăng thức ăn từ từ. Trong thức ăn luôn trộn men Five-Enzym 10g/6kg thức ăn để kích thích khả năng tiêu hóa của lợn con.
Hình ảnh: Sản phẩm Five-Enzym
7. Cai sữa:
Tùy theo thể trạng của lợn, tiến hành cai sữa cho lợn con từ 21-28 ngày tuổi. Quá trình này sẽ gây ra hiện tượng stress trên lợn con. Do đó, cần kiểm soát chế độ ăn uống phù hợp, nên cho lợn ăn hạn chế trong 2-3 ngày đầu sau cai sữa, thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Trong suốt quá trình nuôi từ sơ sinh đến lúc cai sữa, lợn con dễ mắc các bệnh gây tiêu chảy. Người chăn nuôi cần quan sát, phân biệt và đưa ra các hướng xử lý.
- Phân biệt các nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con:
Dấu hiệu lâm sàng |
Lứa tuổi mắc bệnh |
Nguyên nhân |
Chẩn đoán phân biệt
|
Chẩn đoán trong PTN
|
Phân lỏng, màu vàng |
Tuần tuổi đầu, 25 và 35 ngày tuổi |
- E.coli
|
- Phân vàng, rất lỏng |
- Nuôi cấy-phân lập
- PCR |
Mọi lứa tuổi |
- PED ( Tiêu chảy cấp)
|
- Tiêu chảy và nôn
- Lạnh, nằm chồng lên nhau và thích nằm trên bụng mẹ
- Phân màu vàng lỏng, có chứa sữa chưa tiêu hóa hết
- Thành ruột rất mỏng |
- PCR |
< 21 ngày tuổi |
-TGE (Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm) do vi rút Coronavirus gây ra
|
- Nôn và tiêu chảy dữ dội cùng lúc
- Phân: lỏng, vàng, tanh chứa sữa không tiêu hóa hết, lợn mẹ màu xanh đen, xanh nâu |
- PCR |
7-41 ngày tuổi |
- Rotavirosis virus |
- Bệnh diễn ra trong khoảng 7 ngày
- Đầu tiên lợn nôn và đầy hơi (Ít nôn hơn so với TGE), sau 1-2 ngày thì tiêu chảy.
- Thành ruột mỏng, chứa chất màu vàng, dính |
- PCR |
Phân màu nâu, lẫn máu, có bọt khí
|
0-7 ngày |
- Clostridium spp (Viêm ruột hoại tử) |
- Phân: lúc đầu vàng sẫm, sau đó màu nâu. Trong phân có lẫn máu, màng nhầy, mùi thối
- Sau khi chết chướng hơi nhanh
- Thành ruột sưng phồng giống PED nhưng có màu đỏ do xuất huyết trong ruột |
- Nuôi cấy và xác định độc tố |
Phân màu trắng
|
7-21 ngày tuổi |
- Cầu trùng (Coccidiosis) |
- Phân ban đầu dẻo, màu trắng kem hoặc vàng trong 3 ngày, sau đó phân cứng, màu nâu đỏ |
- Soi bằng kính hiển vi |
Từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi
(Hội chứng lợn con phân trắng) |
- Vệ sinh chuồng trại kém, ẩm ướt thời tiết thay đổi đột ngột..
- Điều kiện dinh dưỡng không đảm bảo.
- Điều kiện sinh lý của lợn con
- E.coli, Salmonella
… kế phát khi sức đề kháng giảm |
- Kiểm tra điều kiện môi trường, dinh dưỡng..
- Phân trắng dính bết vào hậu môn,
- Da khô nhăn nheo, đầu to, bụng hóp… |
- Nuôi cấy-phân lập |
Kiểm soát bệnh:
- Kiểm tra dịch tễ và các dấu hiệu lâm sàng.
- Quản lý môi trường nuôi, thức ăn, nước uống...
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo đúng quy trình.
- Tiêm vacxin (cho cả lợn mẹ và lợn con) để phòng bệnh.
- Nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, bổ trợ cho lợn con bằng Chống nóng-Giải độc, Five-Masol hoặc B.Comlex-K&C (1-2g/con/ngày), đặc biệt bổ sung men tiêu hóa Five-Enzym(10g/6kg) để cân bằng vi sinh đường ruột.
- Sử dụng Five-Cox 5% để phòng và điều trị cầu trùng cho lợn con.
- Dùng kháng sinh để điều trị và chống kế phát như Hado-Roxacil Oral hoặc Five-S.P.C, Five-Amcoli.D, Five-Amox@.LA...kết hợp cùng Five-Atropin để chống nôn mửa và co thắt, Five-Cafein và Five-Butasal (1-2ml/con) tăng sức, hồi phục nhanh sau bệnh.
Một số hình ảnh về bệnh tiêu chảy trên lợn con:
Hình ảnh: Phân lợn con bị tiêu chảy do cầu trùng (trái) và E.coli (phải)
(Nguồn internet)
Hình ảnh: Lợn tiêu chảy do PeD, lợn con nằm chồng lên nhau, thích nằm trên bụng mẹ (Nguồn internet)
Bệnh tiêu chảy trên lợn con là vấn đề rất phổ biến, khi bệnh xảy ra thường kéo dài dai dẳng và phức tạp, ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi.
Với mong muốn mỗi sản phẩm đều góp mặt vào từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, giúp vật nuôi lớn nhanh, hạn chế bệnh tật. Fivevet chúng tôi hy vọng, “Bộ sản phẩm cho lợn con” sẽ là trợ thủ đắc lực cho bà con nông dân trong quá trình chăn nuôi, tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả kinh tế!