Rét dài ngày làm nhiều loại cá bị chết ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản. Dưới đây là một số hình ảnh thiệt hại do thời tiết rét kéo dài:
Cá chết do rét tại Thái Thụy – Thái Bình (nguồn internet)
Cá chết vì rét đậm được vớt và đem ra chợ bán với giá rẻ tại Hà Tĩnh (nguồn internet)
Người nuôi cần chủ động phòng chống rét kéo dài trong vụ đông xuân để hạn chế thiệt hại. Trước khi vào mùa rét nên chăm sóc quản lý sức khỏe cho đàn cá một cách tốt nhất để chúng có khả năng chống chịu được rét. Chúng tôi xin giới thiệu một số loại thuốc thủy sản giúp làm sạch môi trường nước và tăng cường sức đề kháng, chống chịu được rét.
- Five-Khử trùng nước: Thuốc có tác dụng diệt mầm bệnh vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virut trong môi trường nước. Với liều dùng 100g thuốc dùng cho 300 m3 nước tạt đều khắp mặt ao. Định kỳ 1 tháng sử dụng một lần giúp cho nguồn nước sạch mầm bệnh, cá phát triển tốt.
- Five-Vitamin C. TS: Trước khi vào mùa rét 2 tháng, cho ăn Five-Vitamin C. TS bổ sung định kỳ khoảng 5-7 ngày/tháng. Với liều dùng 100g/4-6kg thức ăn. Tháng nào cũng bổ sung, cho đến khi qua mùa rét. Để tăng cường khả năng chống chịu rét của cá.
- Five-Insotol Aqua: Có tác dụng bổ sung dinh dưỡng , tăng cường sức đề kháng cho cá. Định kỳ trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều 1kg/400 – 500kg thức ăn. Cho ăn 2 ngày/1 tuần. Khi rét hại kéo dài có thể tăng tần xuất cho ăn 3-4 ngày/tuần.
Kết hợp một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tốt sẽ giúp cho cá phát triển khỏe mạnh, chóng lớn như:
- Phương pháp thả bèo tây: Thả bèo tây che 2/3 diện tích mặt nước ao để chắn gió.
Hình ảnh:Thả bèo tây chắn gió lạnh
- Phương pháp che bạt nilon giữ ấm: Khi trời trở lạnh có thể căng bạt nilong che phủ một phần ao để làm nơi trú ngụ cho cá. Góc ao làm những bó rơm rạ hoặc các túm bao tải dứa thả về phía Đông Bắc để cá trú đông. Thường xuyên theo dõi, vớt rơm rạ mục để thay thế rơm rạ mới, tránh để rơm rạ phân hủy dưới ao gây bệnh cho cá.
Hình ảnh: Che bạt nilon chắn gió lạnh