BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas di động ở động vật thủy sản

Ngày đăng: 26/10/2017


1.      Tác nhân gây bệnh.
Giống Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonasdales, lớp Gamaprotebacteria, ngành Protebacteria. Trong giống Aeromonas có hai nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di dộng (A. salmonicida) thường gây bệnh ở nước lạnh.
Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm A. hydrophyla, A. caviae, A. Sobria. Đặc tính chung của ba loài vi khuẩn này là di động nhờ có 1 tiêm mao. Vi khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn. Kích thước 0,5 x 1,0 -1,5 µm. Vi khuẩn yếm khí tùy tiện.
Bài viết dưới đây đề cập đến bệnh do vi khuẩn Aeromonas di động ở động vật thủy sản.
2.      Dấu hiệu bệnh lý.
Bệnh nhiễm trùng ở động vật thủy sản thường biểu hiện ở các dạng khác nhau:
- Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết.
- Vây bị phá hủy: Gốc vây xuất huyết, tia vây rách nát và cụt dần.
- Vẩy dựng (rộp) và bong ra, da xuất huyết.
- Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi.
Đối với từng loài động vật thủy sản có các dấu hiệu bệnh lý cụ thể như sau:
+ Đối với cá:
-         Dấu hiệu bên ngoài: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi mầu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ và có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vât cụt dần.
-          

Hình 1: Cá rô phi bị chướng bụng, hậu môn sưng to (Ảnh: nguồn internet)
 
                     
Hình 2: Cá trắm cỏ bị xuất huyết đốm đỏ trên thân và vây
(Ảnh: nguồn internet)
 
-         Dấu hiện bên trong nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, bóng hơi đều xuất huyết. Trường hợp cá bị nặng thì xoang bụng có nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.
Hình 3: Cá rô phi có gan bị tái nhợt, xoang bụng chứa dịch nhờn mùi hôi thối (Ảnh: nguồn internet)
 
+ Đối với baba:
-         Dấu hiệu bên ngoài: xuất hiện các vết loét  xuất huyết, không có hình dạng nhất định ở xung quanh và trên mai lưng; Phần bụng, các chân có thể cụt hết móng. Bệnh nặng cơ thể baba mềm nhũn hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa baba không tự lật sấp lại được. Baba ít ăn hoặc bỏ ăn, sau 1-2 tuần chúng bò lên cạn và chết .

 
Hình 4: Baba bị loét xuất huyết trên mai (Ảnh: nguồn internet)
-         Dấu hiệu bên trong nội tạng: Giải phẫu phổi, gan, thận có màu đen.

 
Hình 5: Baba bị phổi đen, gan có đốm đen ( Ảnh: nguồn internet)
+  Đối với tôm: Tôm càng xanh bị đốm nâu trên vỏ, đen mang. 
(Ảnh: nguồn internet)
3.      Phân bố và lan truyền bệnh
-         Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas spp di động thường gặp ở nhiều loài động vật thủy sản nước ngọt. Ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh đốm đỏ như: Cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá basa, cá bống tượng, cá he nuôi bè, cá tai tượng, cá trê, cá nheo…. Vi khuẩn có thể gây bệnh ở baba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh.
-         Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa.
4.      Phòng và trị bệnh
-         Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cho động vật nuôi thủy sản bị sốc do môi trường thay đổi: Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, nước nuôi bị nhiễm bân. Môi trường nước cần đảm bảo tốt cho đời sống của động vật thủy sản.
-         Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi thuốc Five – Khử trùng nước, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần với liều lượng trung bình 100g thuốc dùng cho 300 m3 nước. Five – Khử trùng nước có tác dụng khử trùng tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, vi rút và kiềm hóa môi trường nước. Bè lớn treo nhiều túi, bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.
-         Đối với cá nuôi ao, áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Định kỳ mùa bệnh 2 tuần rắc xuống ao 1 lần, mùa khác rắc 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 100g thuốc dùng cho 400m3 nước. Bổ sung thêm lượng Five – Insotol Aqua cho vào thức ăn trước mùa bệnh cho cá ăn phòng bệnh. Giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.
-         Trị bệnh: Dùng thuốc kháng sinh Five – Costrimfort có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Tôm, cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh với thức ăn tinh theo liều lượng 100g thuốc/ 1000-1200kg tôm cá. Dùng thuốc liên tục 3- 4 ngày. Tôm cá giống thì dùng phương phát tắm thả trong bể ương 100g thuốc pha trong 100 m3 nước.
                                                                         
 
 
 
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI
Trong Binh

Cho tôi hoi cá chép bệnh thì biểu hiện thế nào!

Trả lời 2017-11-16 11:19:28
Admin

Chào bác. Nếu cá chép bị bệnh thì biểu hiện cá ăn ít, bỏ ăn, bơi lờ đờ gần bờ trên mặt nước. Trường hợp bệnh nặng thì cá bị xuất huyết trên thân, gốc vây. Khi mổ cá ra thì gan màu sắc nhợt nhạt, thận sưng, ruột không có thức ăn. Bác nên thường xuyên trộn phòng Five-Insotol Aqua hoặc Five-Vitamin C.TS vào thức ăn định kỳ cho cá giúp tăng cường sức để kháng, giảm khả năng mắc bệnh trên cá.

Trả lời 2017-11-16 13:32:53
Nguyễn Thu

Cá trắm cỏ nhà tôi bị bơi lờ đờ, bỏ ăn,cá lở loét khắp thân. Cho hỏi cá bị benh gi? cách chưa ntn

Trả lời 2017-11-16 11:03:43
Admin

Chào bạn. Theo như các triệu chứng kể trên có thể cá đã nhiễm khuẩn Aeromonas, cách điều trị bạn có thể tham khảo như trong bài viết. Chúc bạn thành công!

Trả lời 2017-11-20 10:03:40
Văn Khá

Five-Khử trùng nước có thể dùng với ao nuôi hay không hay chỉ dùng cho bè cá, và cách sử dung vơi ao nhu the nao?

Trả lời 2017-11-14 10:09:18
Admin

Chào bạn. Sản phẩm Five-Khử trùng nước bạn hoàn toàn có thể sử dụng để làm sạch nước ao nuôi, diệt các loại ký sinh trùng cho tôm, cá. Liều lượng trung bình 100g thuốc dùng cho 300 m3 nước ao. Bạn trộn 2 gói thuốc trong túi rồi rắc khắp mặt ao. Chúc bạn thành công!

Trả lời 2017-11-14 10:15:33
Quốc Đạt

Cho mình hỏi nếu cá bị bệnh có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ, đốm đỏ trên thân thì có thể sử dụng đồng thời 2 loại thuốc Five – Insotol Aqua và Five – Costrimfort trộn vào thức ăn cho cá hay sử dụng từng loại một vào thời gian khác nhau trong ngày?

Trả lời 2017-11-01 08:14:36
Admin

Chào bạn. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên sử dụng kết hợp 2 sản phẩm Five-Costrimfort và Five-Insotol trộn cùng vào thức ăn cho cá liên tục 5-7 ngày. Khi cá đã khỏi bệnh dùng định kỳ Five-Insotol Aqua để tăng cường sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng cho cá. Chúc bạn thành công!

Trả lời 2017-11-01 08:30:52

BÀI VIẾT LIÊN QUAN